Khô môi nứt nẻ là hiện tượng vô cùng phổ biến với các chị em phụ nữ trong mùa đông lạnh. Do độ ẩm không khí thấp cùng những thói quen xấu khiến môi không ngừng bong tróc. Vẻ ngoài thiếu sức sống, bờ môi nhợt nhạt khiến cho việc thoa son cũng chẳng dễ dàng. Vậy thì hãy để Hanhphucgiadinh nhắc bạn vài mẹo hay ho trị khô môi trong mùa lạnh này nhé!
Hãy chấm dứt ngay những thói quen tai hại dưới đây:
Cắn môi, liếm môi:
Như một thói quen, mùa đông gió lạnh làm cho nước bốc hơi nhanh chóng nên chúng ta thường liếm môi để môi ẩm hơn, cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó một thời gian ngắn môi lại càng căng và khô hơn khiến cho chúng ta khó khăn khi nói chuyện và cười lớn. Điều này được minh chứng là do trong nước bọt có chứa một loại men tinh bột có tên amylase, chất này phủ lấy bề mặt môi khi bạn liến môi nhưng sau khi tiếp xúc với không khí, nước trong dịch này se bay hơi chỉ còn để lại men tinh bột làm môi bị co lại và khô ráp hơn lúc trước. Chính vì thế hãy loại bỏ thói quen xấu liếm hoặc căn môi. Bởi chúng chỉ khiến cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thở bằng miệng:
Thói quen này có ở hầu hết mọi người, nhất là những người ngủ ngáy, người bị viêm xoang khó khăn khi thở bằng đường mũi…Khi bạn hít luồng không khí từ bên ngoài qua đường miệng không chỉ khiến cho môi khô mà khoang miệng cũng khô, không những thế nó còn gây ra vấn đề”rau mùi” cho hơi thở của chúng ta.
Dùng tay bóc da chết trên môi:
Ngoài 2 thói quen trên, không ít chị em thường có tật bóc da môi. Thói quen này cũng giống như việc nhổ tóc trên đầu. Bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu nếu không được làm hành động này một cách thường xuyên. Tuy nhiên, bàn tay chúng ta hằng ngày tiếp xúc với rất nhiều đồ vật trung gian do đó, chúng chứa hàng ngàn con vi trùng, vi khuẩn và bụi bẩn. Khi dùng tay để cào các lớp biểu bì bên ngoài sẽ làm lớp da non lộ ra, đỏ rát và cực kỳ dễ bị kích ứng.
Vì thế, để loại bỏ những lớp bong tróc trên môi thay vào việc dùng tay bạn đên sử dụng chải đánh răng mỗi buổi sáng đề chà nhẹ nhàng giúp lấy di lớp tế bào chết đang bong tróc trên môi, vì thế môi bạn sẽ mềm và ẩm hơn, việc thoa son cũng dễ dàng hơn nhiều.
Hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su cũng là một nguyên nhân phổ biến gây khô môi:
Mọi hành động mà bạn thường xuyên làm với môi đều ảnh hưởng đến tình trạng của môi. Chất hóa học có trong thuốc lá, kẹo nhai và đồ ăn cũng là nguyên nhân khiến môi trở nên khô và nứt nẻ.
Những việc cần phải làm để chăm sóc môi tốt hơn, hạn chế mất nước trên môi:
Tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ cho môi định kỳ:
Tẩy da chết cho môi là một bước chăm sóc môi cần thiết và cần thực hiện đều đặn định kỳ. Nó vừa giúp đẩy nhanh chu kỳ tái tạo tế bào mới mà lại lấy đi lớp sừng già cũ khiến cho môi mềm và sạch hơn. Từ đó việc thoa son môi sẽ lên màu và dễ dàng hơn.
Bạn có thể tẩy tế bào chết với các nguyên liệu tự nhiên từ đường và mật ong, từ dưa chuột, hay sử dụng bàn chải chuyên dụng để tẩy tế bào chết.
Thời gian thực hiện mỗi lần chỉ cần 2 -3 phút, động tác làm bằng tay kết hợp massage nhẹ nhàng. Lưu ý, chúng ta không nên sử dụng hỗn hợp tẩy da chết có chứa xà phòng vì xà phòng có độ kiềm cao sẽ làm môi khô và nhạy cảm hơn.
Ngoài tẩy da chết cho môi, chúng ta cũng nên kết hợp dưỡng môi xen kẽ định kỳ hàng tuần như đắp mặt nạ dưỡng chất từ trái cây thiên nhiên để cung cấp độ ẩm cho môi.
Dưỡng ẩm môi thực sự là việc làm cần thiết. Nó vừa là phương pháp cung cấp dưỡng chất và khóa ẩm cho môi nhanh chóng lại tiện lợi. Bạn có thể thực hiện hằng đêm. Hiện nay, có rất nhiều dòng son dưỡng môi khác nhau. Bạn hãy chọn lựa những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ thiên nhiên, trong thành phần chứa tinh dầu thực vật hoặc mật ong. Vì đa phần đây là những tinh chất lành tính và có tính dưỡng cao.
Một mẹo nhỏ khác lưu ý thêm cho bạn: hãy thoa một lớp son dưỡng mỏng lên môi làm lớp lót, chờ cho chúng khô lại rồi hãy thoa son màu. Điều này sẽ giúp màu son của bạn tươi tắn hơn, bạn cũng có thể sử dụng được những loại son kem lì cho cả da khô, hoặc sẽ giúp bảo vệ nếu bạn lo ngại tác dụng trực tiếp của chì trong son môi.
Chọn lựa kem đánh răng phù hợp:
Hãy thử sử dụng kem đánh răng không chứa florua hoặc hàm lượng florua thấp
Uống đủ nước mỗi ngày:
Tốt nhất là uống từ khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở môi. Hãy nhớ, uống nhiều nước sẽ tốt hơn!
Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng:
Chú ý tăng lượng vitamin cần thiết trong bữa ăn bằng cách ăn uống hợp lý hơn hoặc uống viên bổ sung vitamin.
- Tránh xa đồ ăn mặn vì chúng khiến bạn liếm môi nhiều hơn.
Kiểm tra liệu có phải cơ thể bạn đang thiếu vitamin hay không. Một số loại vitamin rất cần thiết để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh hồng hào, như Vitamins A, B, C, B2 và E. Nên đảm bảo bạn hấp thụ đủ các vitamin này để tránh tình trạng môi bị nứt nẻ.
Có thể bạn nhạy cảm hoặc bị dị ứng với thành phần trong sản phẩm nào đó?Tình trạng môi khô bong tróc cũng có thể là do phản ứng phụ của các thành phần trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng. Việc lạm dụng những sản phẩm này có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng nứt nẻ môi.
- Nên chọn kem đánh răng không chứa sodium lauryl sulphate. Hóa chất này được xem là chất tạo bọt trong hầu hết các loại kem đánh răng. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây viêm môi, loét miệng và làm môi bị bong tróc.