Theo thống kê có đến hơn 60% người Việt mắc bệnh trĩ, trong đó có bệnh trĩ ngoại, nằm trong top những quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh trĩ ngoại cao nhất thế giới. Vì sao nhiều người lại mắc bệnh trĩ ngoại như vậy?
Bệnh trĩ ngoại được hình thành từ sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn.
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại thường gặp là:
Chảy máu
Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại. Lúc đầu máu chảy nhẹ, khó nhận ra, người bị trĩ ngoại tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc máu dính vào phân.
Về sau, mỗi khi đi đại tiện máu có thể chảy thành tia hoặc nhỏ giọt. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, thì lúc ngồi hay đi lại nhiều cũng chảy máu, thậm chí bệnh nhân đại tiện ra máu cục do máu chảy từ búi trĩ ngoại vào trong lòng trực tràng và đọng lại ở đó.
Một số trường hợp bệnh nhân trĩ ngoại thiếu máu nặng do chảy máu dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Thiếu máu nặng có thể làm bệnh nhân hạn chế gắng sức, nhanh mệt.
Sa búi trĩ ngoại
Sa búi trĩ ngoại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bị bệnh trĩ, đặc biệt khi búi trĩ sa nhiều. Bệnh nhân không thể đi lại nhiều, không thể làm việc nặng và mất thời gian chờ búi trĩ co lên sau khi đi đại tiện. Bệnh bị trĩ ngoại có thể đau do phù nề, lở loét vì nhiễm khuẩn ở búi trĩ sa.
Đau sưng
Bệnh trĩ ngoại gây đau khi đã xảy ra một số biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt, hoặc do co thắt cơ, hoặc có nứt hậu môn kèm trĩ. Khi tắc mạch cấp tính, người bị trĩ ngoại rất đau, không dám ngồi thẳng trên ghế mà chỉ ngồi bằng một bên mông. Nếu tắc mạch lâu ngày có thể cảm nhận được một điểm đau, luôn có cảm giác chói chói, cộm cộm.
Đây là các dấu hiệu thường gặp ở bệnh trĩ ngoại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, bệnh trĩ ngoại càng phổ biến với nhiều người, gây ra sự đau đớn, khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
☛ Tham khảo thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu tươi
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
- Bệnh trĩ ngoại do di truyền.
- Thói quen đứng quá lâu hay ngồi quá nhiều. Việc duy trì các tư thế đứng hay ngồi quá lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Do phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, làm tăng áp lực hậu môn, gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ngoại.
- Tăng áp lực trong khoang bụng làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn. Một số bệnh làm tăng áp lực khoang bụng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim.
- Do mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều.
- Do có khối u ở khu vực hậu môn trực tràng và tiểu khung. Khối u làm cản trở lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây nên bệnh trĩ ngoại.
- Bệnh trĩ ngoại cũng thường xuất hiện ở phụ nữ có thai các tháng cuối, bệnh ung thư trực tràng… do máu bị chèn ép và cản trở lưu thông trong lòng mạch, làm cho các búi trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì
Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như trên, bạn cần chú ý theo dõi và tìm phương pháp điều trị sớm, để bệnh có thể nhanh chóng được giải quyết hiệu quả.
Theo Cotripro.vn