Sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật làm cho các tinh thể nhỏ bé phát triển trong mật. Theo thời gian chúng tích lũy lại thành những viên sỏi, kích thước ban đầu có thể chỉ nhỏ như một hạt cát cho đến cỡ một viên đá cuội. Đôi lúc chỉ có một viên sỏi hình thành nhưng cũng có một số trường hợp sỏi lấp đầy túi mật.
Cơ chế hình thành sỏi mật
Gan sản xuất mật và chuyển xuống túi mật dự trữ. Trong dịch mật có các thành phần sau: cholesterol, bilirubin và muối mật. Khi có sự mất cân bằng giữa các thành phần trong mật trên sẽ thúc đẩy quá trình kết tinh sỏi. Đây là nguyên nhân gây sỏi mật thường gặp nhất. Thông thường lượng cholesterol trong dịch mật sẽ được trung hòa nhờ muối mật nhưng trường hợp hàm lượng cholesterol quá lớn vượt quá giới hạn hòa tan hoặc khả năng hòa tan của muối mật kém sẽ tạo ra sỏi cholesterol. Tương tự, khi nồng độ bilirubin trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến sự hình thành sỏi sắc tố mật.
Hầu hết người bị sỏi mật ban đầu không có các triệu chứng sỏi mật, tuy nhiên khi sỏi mật nặng hơn gây tắc nghẽn hoặc biến chứng người bệnh có thể bị đau ở vùng bụng phải, đau lưng, buồn nôn ói mửa, vàng mắt vàng da là dấu hiệu bệnh sỏi mật đã trở nên nghiêm trọng.
Phân loại sỏi mật
Theo nguồn gốc hình thành
- Sỏi cholesterol: khi lượng cholesterol trở nên dư thừa ở trong dịch mật, nó sẽ kết tinh với các loại thành phần khác tạo thành sỏi cholesterol.
- Sỏi sắc tố mật: thành phần cấu tạo chính gồm bilirubin và các muối canxi. Khi hồng cầu vỡ sẽ giải phóng bilirubin. Một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi như thiếu máu, hồng cầu hình liềm, suy giảm chức năng gan,…
- Sỏi hỗn hợp: ít gặp hơn 2 loại sỏi trên.
Theo vị trí
- Sỏi túi mật: sỏi hiện diện trong túi mật.
- Sỏi mật chủ: sỏi hiện diện trong ống mật chủ.
- Sỏi gan (sỏi ống mật gan): sỏi nằm gần gan và cổ của ống mật chủ.
Ngoài những loại sỏi mật thường gặp trên còn có sỏi bùn mật được xem là dạng sơ khai của sỏi mật. Bùn túi mật được cấu tạo từ các tinh thể cholesterol, các hạt calci bilirubinate và chất nhầy. Mặc dù không phải trường hợp nào bùn mật cũng tạo thành sỏi bởi chúng có thể được hòa tan dễ dàng trong túi mật, tuy nhiên nếu tồn tại thời gian dài có thể hình thành sỏi mật.
Nguyên nhân gây sỏi mật
Sỏi mật hình thành do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Sỏi cholesterol kết tụ khi lượng cholesterol vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hoặc lượng muối mật suy giảm. Khi chức năng của túi mật hoạt động không hiệu quả dẫn đến sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kì là một nguyên nhân khác gây bệnh sỏi mật.
Sỏi mật ở các nước phương Tây thường là sỏi túi mật và có thành phần chủ yếu là cholesterol (chiếm 50-80% thành phần sỏi). Còn sỏi mật ở Châu Á – vùng nhiệt đới phần lớn lại là sỏi ở ống mật, sỏi có thành phần chủ yếu là sắc tố mật và tỉ lệ sỏi ống mật chủ kết hợp với sỏi trong gan chiếm tỷ lệ 20%-40% trong tổng số các loại sỏi mật. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ này đang có sự thay đổi, sỏi túi mật và loại sỏi Cholesterol có khuynh hướng gia tăng, có lẽ do ảnh hưởng của môi trường và ăn uống trong khi đó sỏi ống mật lại có xu hướng giảm do vệ sinh môi trường được cải thiện và ý thức vệ sinh của người dân được nâng cao hơn.
Tổng hợp nguyên nhân gây sỏi mật thường gặp
Một số yếu tố tác động đến việc hình thành sỏi mật
Về yếu tố tâm lý: Xã hội phát triển kéo theo những áp lực cuộc sống gia tăng, khiến nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tinh thần người bệnh như mệt mỏi, stress kéo dài,.. khiến sức khỏe cơ thể suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Về chế độ ăn uống: Chức năng của gan là thanh lọc cơ thể cùng với nhiệm vụ của mật là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sự vận hành ăn khớp của hệ thống gan mật giúp cơ thể đào thải các chất độc hại, cặn bã và tiêu hóa thức ăn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng ta nạp vào cơ thể quá nhiều loại thức ăn như trứng, đồ ăn dầu mỡ chiên xào, nội tạng động vật, chất kích thích, đồ uống có gas, thực phẩm tươi sống chưa qua kiểm duyệt như gỏi, tiết,…. sẽ khiến gan mật phải hoạt động cật lực, dẫn đến suy giảm thậm chí không đủ khả năng loại bỏ những chất gây hại với cơ thể.
Bên cạnh đó, gan có thể bị nhiễm độc kéo theo việc sản xuất dịch mật chứa nhiều chất độc (dịch mật sẽ được dự trữ ở túi mật để đổ xuống khi dạ dày tiêu hóa thức ăn). Kết quả dịch mật bị kết tủa lâu ngày thành ra polyp túi mật, bùn mật hoặc sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan.
Điều này cũng khiến dạ dày bị ảnh hưởng vì làm việc quá sức, do dịch mật không còn tinh khiết nữa hoặc suy giảm khả năng co bóp lưu thông. Cho nên người bệnh sỏi mật có thể kèm theo một số bệnh khác liên quan đến dạ dày – tá tràng nhẹ thì rối loạn tiêu hóa nặng thì có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày (có thể nguy hiểm đến tính mạng).
Ngoài ra, chức năng gan suy giảm khiến độc tố tích trữ trong cơ thể ngày một nhiều hơn gây ra các bệnh như men gan cao, cholesterol cao, sỏi mật, di ứng, viêm da,…
Tổng kết một số nguyên nhân gây bệnh sỏi mật phổ biến tại Việt Nam
- Chức năng gan suy giảm kéo theo giảm khả năng tiết dịch mật và lưu thông mật
- Tình trạng béo phì thừa cân, rối loạn mỡ máu
- Chế độ ăn uống không hợp lý nhiều cholesterol, ít chất xơ.
- Bỏ bữa sáng, ít uống nước.
- Ít vận động do ngồi nhiều trong văn phòng, lái xe thường xuyên, lười tập thể dục hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
- Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài làm tăng lượng estrogen trong dịch mật.
- Người bị bệnh dạ dày đường ruột làm tăng nguy cơ vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công.
- Người thích ăn khô, mắc bệnh loãng xương phải nằm bệnh viện lâu ngày.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về nguyên nhân gây sỏi mật, cơ chế tạo sỏi và phân loại.
Xem thêm:
- Sỏi mật có nguy hiểm không
- Cách chữa sỏi mật
Theo:soimatnguoimuong.vn