Những loại thuốc kháng sinh nào chữa viêm phế quản? Khi nào dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Dưới đây là những thông tin đáng tin cậy xoanh quanh vấn đề thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản bạn có thể tham khảo nhé.
Thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản
Những loại viêm phế quản
- Viêm phế quản cấp tính (viêm khí phế mạc cấp tính ): tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
- Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân của viêm phế quản cấp
- Do virus: 90% ( hầu hết là do các virus cảm cúm gây ra).
- Do nhiễm khuẩn đường hô hấp: 10%
Nguyên nhân của viêm phế quản mạn tính
- Do nhiều đợt VPQ cấp tính lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản gây nên VPQ mạn tính
- Do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay nghiện thuốc lá dẫn đến kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm nhầy gây viêm nhiễm.
Có nên sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản không?
Nên sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản khi:
Bị viêm phế quản bội nhiễm:
- Tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào được thở gây viêm phế quản.
- Người bệnh vừa mắc viêm phế quản do virus, vừa nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn, người ta gọi là viêm phế quản bội nhiễm
Bị viêm phế quản do vi khuẩn:
- Khi người bệnh ho nhiều
- Khạc đờm có mủ
- Bệnh kéo dài trên 10 ngày không đỡ
Không nên sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản khi:
Mắc viêm phế quản do virus gây ra
- Triệu chứng thường là sổ mũi, cảy mũi nhiều
- Ho nhiều, ho khan, ho có đờm trắng, ho về đêm và sáng
- Bệnh nhân có sốt
- Đau đầu
- Đau mỏi người
- Đau rát họng
Nếu sử dụng kháng sinh trong trường hợp này sẽ không những không có tác dụng trị bệnh mà còn gây ra tình trạng kháng thuốc, làm kháng sinh bị mất hiệu lực. Đây là tình trạng rất nguy hiểm.
Vì vậy khi bị viêm phế quản, bạn phải đến bệnh viện, trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ định phác đồ điều trị và lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Những loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản
Hiện nay, quá trình điều trị bệnh viêm phế quản bằng các loại kháng sinh, qua thăm khám và xét nghiệm, người bệnh thường được các bác sỹ kê cho những loại thuốc chính sau đây:
Với bệnh nhân bị bội nhiễm
- Thuốc cephalexin,
- Amoxicilin,
- Erythromyxin…
Với bệnh viêm phế quản cấp
- Thuốc an thần – kháng histamin,
- Thuốc giảm ho tecpin-codein, paxeladine…
- Thuốc hạ sốt panadol, efferalgan…
- Thuốc long đờm
Một số loại thuốc chống co thắt phế quản không thể thiếu:
- Theophylin,
Thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ:
- Erythromyxin,
- Amoxicillin,
- Cephalexin
Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định với bệnh nhân điều trị thêm 1 số loại thuốc khác như:
- Thuốc an thần
- Nếu ho kéo dài có thể dùng prednisolon (thời gian từ 5-10 ngày)
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như: panadol, efferalgan…
- Nếu ho khan: Tecpin-codein, paxeladine
- Dùng thuốc long đờm đối với giai đoạn ho khạc đờm
- Thuốc hạ sốt: Chỉ nên dùng khi nhiệt độ trên 38,5oC. Dùng thuốc hạ sốt là chế phẩm có chứa paracetamol như: panadol, efferalgan…
- Thuốc bù nước và điện giải: oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối)
- Thuốc giãn phế quản: Khi bệnh nhân khó thở, nghe có tiếng rít: salbutamol (ventolin dạng xịt), hoặc theophyllin để chữa trị.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản
- Trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản, nên chú ý hạn chế dùng thuốc kháng sinh cephalosporin và azithromycin (đây là hai loại thuốc mà các vi khuẩn rất dễ kháng thuốc trở lại).
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được các bác sỹ khám và chỉ định.
- Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào. Nên có sự thăm khám của bác sĩ và làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác và sử dụng thuốc điều trị phù hợp và hiệu quả.
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ mà bác sỹ đã chỉ định, cần uống thuốc đúng liều, đúng lượng và thời gian dùng thuốc. …
Ngoài ra, để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh viêm phế quản cũng cần
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, khoa học.
- Nên thể dục thể thao hợp lý để tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe cho cơ thể
- Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Bổ sung lượng nước cho cơ thể hiệu quả..
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản thì người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng bệnh viêm phế quản nên ăn gì cùng với việc vệ sinh mũi họng và cơ thể hàng ngày nhằm giúp hệ hô hấp khỏe mạnh chống đỡ các tác nhân gây tình trạng tăng nặng bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm mà viêm phế quản gây ra.
Phương pháp sử dụng máy xông mũi họng hỗ trợ điều trị viêm phế quản
Việc sử dụng thuốc kháng sinh qua đường uống sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt với những người bệnh mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày,… Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và điều trị khỏi bệnh một cách hiệu quả thì dử dụng máy xông mũi họng được coi là phương pháp phổ biến và tiện lợi nhất. Máy xông mũi họng được thiết kế có thể phân tách các hạt thuốc thành dạng nhỏ giúp đi sâu vào các phế nang, tác dụng trực tiếp lên các vùng bị viêm giúp bệnh nhân viêm phế quản nhanh chóng khỏi bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về máy xông mũi họng cũng như tác dụng của nó với các bệnh đường hô hấp, các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau: Tại sao mỗi gia đình nên sở hữu chiếc máy xông mũi họng?