Trong quá trình mang thai và sinh nở, ngoài sự chăm sóc của các y bác sĩ, quan trọng hơn đó là các bà bầu phải tự biết chăm sóc mình một cách chu đáo. Dưới đây là những lời khuyên cho các vấn đề thường gặp trong suốt thai kỳ.
Xem thêm:
- Thức ăn tốt cho bà bầu
- Nên ăn gì khi mang thai
- Mang thai lần đầu
- Uống sắt trước khi mang thai
- Dấu hiệu có thai
Ăn mặc
Chọn quần áo rộng rãi có chất liệu vải hút mồ hôi, giữ cho cơ thể thoải mái và vệ sinh.
Mang giầy (dép) gót thấp, chống trơn trợt và thoải mái.
Bình thường nên mặc áo ngực, để nâng đỡ và bảo vệ bầu vú.
Nghỉ ngơi và giấc ngủ
Mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng, và tốt nhất nên ngủ trưa khoảng 30 phút.
Nếu ban ngày có cảm giác mệt mỏi, thì nên nghỉ ngơi trong chốc lát.
Vào cuối thai kỳ khi nằm tốt nhất là nên nằm nghiêng, cũng có thể kê (gác) hai chân lên cao, giúp cho máu lưu thông, cải thiện tình trạng chân bị phù.
Làm việc và vận động
Tránh leo trèo cao, xách hoặc vác vật nặng.
Tránh làm việc nhà quá sức của mình.
Tốt nhất là nên thường xuyên đi bộ. Hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tập các bài tập thể dục thích hợp trước khi sinh nở.
Sinh hoạt tình dục
Thông thường không cấm quan hệ tình dục.
Nhưng nếu có những tình trạng sau đây thì nên tạm ngừng sinh hoạt tình dục:
Thai phụ đã từng bị sinh non hoặc sẩy thai.
Ba tháng đầu của thai kỳ và hai tháng cuối của thai kỳ.
Có tình trạng âm đạo xuất huyết, đau bụng v.v….
Bài tiết
Đi tiêu mỗi ngày.
Không được nín tiểu, cũng không được giảm lượng nước uống hàng ngày (dù là nước thường hay nước ngọt).
Cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước lọc, để sự tuần hoàn bài tiết được bình thường.
Vệ sinh miệng
Sau khi ăn xong, hay sau khi nôn mửa cần đánh răng sạch sẽ.
Để tránh buồn nôn, nên nhớ giữ gìn sạch sẽ răng ở phía trong (răng cấm).
Có thai thời kỳ đầu, thời kỳ giữa cần kiểm tra xoang miệng.
Phát hiện răng miệng có bất cứ vấn đề gì, nên lập tức đến bác sĩ nha khoa để khám.
Tắm rửa
Tốt nhất là nên tắm bằng vòi sen. (Nhất là mang thai ở 2 tháng cuối)
Phải cố gắng giữ gìn bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, khô ráo.
Số lần đi tiểu tăng lên
Nguyên nhân: Tử cung to ra đè nén bàng quang, hoặc là do yếu tố tâm lý của thai phụ.
Phương pháp xử lý:
Khi thấy muốn đi tiểu thì nên đi liền.
Ban ngày nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ngọt, nhưng sau bữa cơm tối thì có thể uống ít lại.
Có tình trạng buồn nôn, nôn mửa
Nguyên nhân: Rối loạn hoóc môn, sự chuyển hóa thay đổi, yếu tố tâm lý, để bụng trống (đói).
Phương pháp xử lý:
Sau khi thức dậy có thể ăn trước vài cái bánh tây hoặc vài lát bánh mì sandwich.
Tránh uống nước hoặc uống canh trong khi ăn cơm.
Ăn ít nhưng ăn nhiều lần (lúc bụng đói nên ăn bổ sung).
Nên ăn những thức ăn ít dầu mỡ và không quá mặn.
Sau khi nôn mửa cần súc miệng cho sạch sẽ.
Có thể bị táo bón
Nguyên nhân: Ăn thức ăn thiếu chất xơ, ít vận động, dạ dày hoạt động chậm
Phương pháp xử lý:
Bổ sung lượng nước (mỗi ngày uống 2000cc nước).
Tập đi bộ vào buổi sáng và tối.
Ăn nhiều rau quả.
Đi tiêu mỗi ngày.
Lúc cần thiết, nên theo chỉ dẫn của bác sĩ uống thuốc cho dễ đi tiêu.
Dịch tiết âm đạo nhiều hơn
Mỗi ngày tắm rửa bằng vòi sen.
Sau khi tiểu xong, nên dùng giấy vệ sinh lau (chùi) từ hướng âm đạo ra sau hậu môn.
Không nên mặc quần vớ hoặc quần quá chật.
Mặc quần lót chất liệu coton thoáng hơi và lót băng vệ sinh.
Nếu có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc có mùi hôi, cần đi khám bác sĩ.
Chân bị phù nề và giãn tĩnh mạch
Giữ cho chân được ấm áp.
Ăn nhiều thức ăn giàu chất canxi. Như: sữa bò, thịt sườn, khô cá cơm….
Lúc chân bị chuột rút, nên duỗi thẳng đùi ra và xoa bóp.
Không nên ăn thức ăn quá mặn.
Lúc nghỉ ngơi, tốt nhất nên nằm nghiêng qua bên trái, và kê (gác) chân lên cao.
Có tình trạng bị trĩ
Nguyên nhân: Do táo bón, tiêu chảy, tử cung to ra đè nén tĩnh mạch.
Phương pháp xử lý:
Tập thói quen đi tiêu vào giờ nhất định, không nên đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Có thể ngồi ngâm trong nước ấm.
Lúc đau nhức nhiều quá, cần đi khám bác sĩ.
Có thể đau lưng nhức mỏi
Nguyên nhân: Tư thế không chính xác, tử cung to ra nén đến sống lưng, khớp xương mềm đi.
Phương pháp xử lý:
Khi ngồi hoặc đứng, nên giữ cho lưng thẳng.
Không nên xách nặng.
Không nên đứng lâu, ngồi lâu.
Lúc ngồi, nên lót gối dựa lưng.
Có thể dùng nịch bụng nâng đỡ phần bụng, như vậy phần lưng sẽ không dùng nhiều sức.
Thường xuyên xoa bóp eo và lưng.
Dạ dày và vùng ngực có cảm giác nóng
Ăn ít nhưng ăn nhiều lần.
Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Sau khi ăn không nên nằm.
Cần chú ý tình trạng nguy hiểm
Âm đạo ra máu (bất kể là ít hay nhiều).
Thường hay đau đầu.
Thường hay đau bụng.
Thường có tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa.
Cơ thể lúc thì lạnh, lúc thì nóng.
Thị lực trở nên mờ.
Mặt và tay sưng lên.
Lượng nước tiểu giảm đi rõ rệt, hoặc lúc tiểu bộ phận sinh dục ngoài có cảm giác đau và nóng.
Thai nhi ngưng cử động hoặc cử động giảm ít đi rất nhiều.
Âm đạo không ngừng chảy nước ối ra (nghi ngờ là vỡ ối).
Thường hay đau lưng nhức mỏi, bụng trở nên cứng.
Quan tâm sức khỏe của người sắp làm mẹ
Vì trong quá trình mang thai hoặc sinh nở, có một số vi trùng bệnh sẽ thông qua người mẹ truyền nhiễm cho em bé, do đó các bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu phát hiện bản thân có bệnh truyền nhiễm ở âm đạo, viêm gan siêu vi B, giang mai, sởi Đức, liên cầu khuẩn siêu vi B, thủy đậu, AIDS, viêm ruột cấp v.v…. Người mẹ cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ, tiếp nhận điều trị, như vậy mẹ và bé mới được khỏe mạnh.
Nhắc nhở bạn:
Trong thời gian mang thai nên chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân, mới không bị vi trùng bệnh xâm nhập vào cơ thể!
Các điều cần chú ý:
Ăn nhiều thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng
Không vận động quá sức
Thường xuyên rửa tay
Tránh đến những tay công cộng
Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.