Ung thư tuyến giáp là căn bệnh liên quan đến tuyến nội tiết, chính vì vậy việc sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Người bị ung thư tuyến giáp cần có một môi trường và lối sống lành mạnh nhất có thể. Vậy để đảm bảo sức khỏe, vấn đề ăn uống người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp tái phát, và phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp. Dưới đây là một số món ăn mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn và cần kiêng ăn các bạn có thể tham khảo.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Bệnh ung thư tuyến giáp là ung thư nội tiết thường gặp nhất. Các tế bào ác tính( ung thư) có thể được tìm thấy trong các mô của tuyến giáp. Nó có thể xâm nhập và phá hủy các mô và các cơ quan ở gần. Đồng thời các tế bào ung thư có thể tách khỏi các nhân u ác tính để xâm nhập vào dòng máu và hệ thống bạch mạch. Đây là cơ chế để ung thư tuyến giáp lan tràn từ ung thư nguồn gốc( u nguyên phát) để tạo thành một khối u mới trong các cơ quan khác.
Phương pháp tốt nhất là phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả từ sớm sẽ giúp việc điều trị khỏi bệnh có cơ hội cao, Bệnh ung thư vú khi phát hiện Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu sẽ có khả năng chữa khỏi cao. Vì vậy, mọi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm để sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm. Từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh
Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp
Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh ung thư tuyến giáp giúp mọi người hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh UT tuyến giáp chưa được xác định chính xác. Theo các chuyên gia một số yếu tố được biết đến làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến đó là:
- Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch:
- Thiếu iốt:
- Nhiễm xạ
- Thay đổi hormon:
- Di truyền
- Uống thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp:
- Do mắc bệnh về não hoặc chấn thương não:
- Do mắc bệnh tuyến giáp:
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Iốt
Tuyến giáp của con người cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng hormon Tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iốt. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có bổ sung iốt, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung iốt. Hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển … rất giàu iốt.
Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của Tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.
Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng…. người bị bệnh tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý. Đối với người suy giáp nên tránh ăn củ cải, bông cải xanh vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu iốt, nhất là khi ăn sống. Khi chế biến các loại rau này tốt nhất nên trần hoặc luộc sơ sẽ giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho người bệnh tuyến giáp.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm… là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết….
Các sản phẩm từ đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu iốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Thịt hữu cơ
Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Canh súp mềm là món ăn bổ dưỡng dễ ăn của người ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì
Đồ nướng và thực phẩm cứng
Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp đặc biệt là sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn những đồ cay nóng, những loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hun khói, xúc xích, pate.
Khó nuốt là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư tuyến giáp. Những người mắc căn bệnh này thường có cảm giác khó nuốt và hay mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tránh các loại thực phẩm gây khó nuốt có tính chất cứng, khô như bánh mì, bánh quy, khoai tây chiên… Thay vào đó, những thức ăn dễ tiêu, lỏng nên được bổ sung vào chế độ ăn uống.
Muối i-ốt
Người ta thường nói, các vấn đề về tuyến giáp có phần nguyên nhân là do chế độ ăn nghèo nàn i-ốt. Tuy nhiên, nếu như bạn mắc ung thư tuyến giáp, phải tiến hành liệu phát i-ốt phóng xạ, thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn 1 chế độ ăn với nồng độ i-ốt thấp. Khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ, nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ i ốt thấp. Cụ thể là các bạn không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như hải sản, lòng đỏ trứng, rau câu, rong biển….các thực phẩm chế biến từ trứng như bánh bông lan, phô mai, sữa, …vv..
Thực phẩm từ sữa
Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ… không tốt cho tuyến giáp, thậm chí có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Vì thế, những thực phẩm này không được khuyên dùng cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu
Đậu nành chứa các thành phần ức chế sự tái tạo của các hormone mới của tuyến giáp. Đậu nành cũng là thực phẩm có tác dụng làm giảm hấp thụ i-ốt của cơ thể con người, nên tốt nhất các bạn nên hạn chế, hoặc nếu mắc ung thư tuyến giáp thì tốt nhất không nên tiêu thụ đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành nhé.
Dù đậu nành thông thường rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ, sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đậu nành lại được coi là khắc tinh, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp đó là không nên ăn đậu nành cũng như tiêu thụ những sản phẩm từ đậu nành.
Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo và calo
Một nhóm thực phẩm nữa không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp đó là những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo và calo. Hạn chế những món ăn nhiều đạm có nguồn gốc động vật, đây là điều tối kị vì các tế bào ung thư rất “thích” điều này, chúng sẽ khiến các tế bào phát triển nhanh chóng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Đồ uống có ga, bia, rượu, chất kích thích là món ăn nghiêm cấm với người mắc ung thư tuyến giáp
Đồ uống có ga
Không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, đồ uống có ga còn ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì thế, nếu không muốn bệnh trở nên nguy hiểm, bạn nên tránh xa đồ uống có ga.
Đồ cay nóng
Đồ cay nóng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng đối với cả người bình thường. Những thực phẩm cay nóng có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Những thực phẩm phẩm có tính cay nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc hầu họng và hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng tiêu hóa, bào tiết và đào thải chất độc của cơ thể.
Những người mắc ung thư tuyến giáp hay các bệnh lý về tuyến giáp nên hạn chế ăn cũng như sử dụng những thực phẩm đã được chế biến sẵn. Bởi vì thông thường trong những loại thực phẩm chế biến sẵn thường có các chất bảo quản, chất phụ gia… không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo rất cao, sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp và quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.
Nội tạng động vật
Một chế độ dinh dưỡng nên áp dụng cho người bị ung thư tuyến giáp là không nên ăn nội tạng động vật. Đây là những nguồn thực phẩm giàu béo, nhưng có nguồn gốc thuộc vào hàng cao nhất của việc xuất xứ không rõ ràng. Ung thư tuyến giáp cần có một chế độ ăn uống hợp lý, thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên từ bỏ các món ăn từ nội tạng động vật như gan, ruột, tràng….
Đây là những loại thực phẩm chứa rất nhiều axit lipoic hay còn gọi là axit béo. Nếu như cơ thể bạn nhận quá nhiều axít béo này, có thể là nguyên nhân phá vỡ các hoạt động của tuyến giáp. Không những vậy, loại axit béo này còn là nguyên nhân gây mất tác dụng của thuốc bạn đang điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Bệnh ung thư tuyến giáp tuy không phải là căn bệnh phổ biến, nhưng không thể phụ nhận được sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư tuyến giáp đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp đòi hỏi người bệnh phải có một sức đề kháng tốt và chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, thay đổi lối sống. biết phòng ngừa và khám sức khỏe định kì, cũng như hiểu biết về bệnh, ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn những món gì để bệnh tình không nặng hơn và không tái phát