Bệnh ung thư tuyến giáp ở những giai đoạn đầu hầu như không có biểu hiện gì của bệnh. Chỉ khi biểu hiện của bệnh phát tác ra ngoài, nhìn thấy rõ biểu hiện bất thường của bệnh, khi ấy bệnh đã rơi vào những giai đoạn sau, giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn cuối này, các triệu chứng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và các phương pháp điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, các bạn có thể tham khảo thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối( hình ảnh minh họa)
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là gì?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã lan ra các mô ở cổ, hạch bạch huyết, di căn tới các cơ quan khác xa hơn như phổi, gan. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính khởi phát từ sự phát triển và nhân lên bất thường của các tế bào tại tuyến giáp, cơ quan nằm ở vùng cổ thuộc tuyến nội tiết của cơ thể có chức năng sản xuất hoóc môn điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể và sự phát triển của hệ thần kinh.
Dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Xuất hiện khối u lớn tại cổ:
Bề mặt khối u gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc có chỗ mềm. Đặc biệt, khối u dính chặt và xâm lấn các cơ quan vùng cổ nên ranh giới không rõ rệt, khả năng di động kém. Một số trường hợp bệnh nhân, khối u xâm lấn làm loét sùi da vùng cổ, gây chảy máu và bội nhiễm tại chỗ. Khối u có thể xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh và kích thước lớn dần theo thời gian. Đến giai đoạn cuối, khối u lớn xâm lấn nhiều cơ quan tại vùng cổ nên ranh giới không rõ ràng. khối u thường cứng và dần bám chặt vào cổ không di chuyển.
Khó thở, khó nuốt:
Khối u phát triển với kích thước lớn tại tuyến giáp ở giai đoạn cuối chèn ép lên khí quản, thực quản gây cảm giác khó thở và đau khi nuốt nước bọt, thức ăn… ngày càng trầm trọng hơn do khối u phát triển xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh. Khó thở, khó nuốt là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Thay đổi giọng nói:
Khi khối u phát triển to lên, xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh sẽ gây cho người bệnh cảm thấy khó thở, thay đổi giọng nói, khàn tiếng kéo dài. các dây thần kinh thanh quản nằm ở phía sau tuyến giáp bị chèn ép dẫn đến thay đổi giọng nói của người bệnh. Triệu chứng càng nặng dần ở giai đoạn cuối và người bệnh cũng có thể bị mất tiếng.
Khối u di căn:
- Khi khối u di căn đến xương, bệnh nhân ung thư tuyến giáp còn có biểu hiện đau, sưng các khớp và cơ.
- Đau đầu, tê bì mặt, ù tai, động kinh , mất trí nhớ lúc nhớ lúc quên… là những biểu hiện bệnh khi khối u di căn não
- Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ có cảm giác đau tức ngực, khó thở, ho ra máu… khi khối u di căn phổi
- Cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ là triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối rất phổ biến. Đôi khi cảm giác đau tức tại vị trí có khối u lan lên góc hàm, mang tai nguyên nhân là do u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
- Hạch to xuất hiện ở vùng cổ,dọc hai bên khí quản, theo các bờ trong – ngoài – sau hai cơ ức đòn chũm, góc hàm, hố thượng đòn…
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính thức gây bệnh nhưng có một số nguyên nhân dưới đây được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỉ lệ mắc bệnh:
- Tuổi tác
- Sự thay đổi yếu tố hoóc môn
- Yếu tố di truyền
- Bị nhiễm xạ
Bệnh có 4 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội sống của bệnh nhân càng cao.
Giai đoạn I: Đây là giai đoạn khởi phát của các tế bào ung thư.
Giai đoạn II:
- Giai đoạn IIA: Chưa có bất kì sự lây lan nào sang các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận hay ở xa.
- Giai đoạn IIB: Khối u đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa có bất kì sự lây lan nào đến các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận hay ở xa
Giai đoạn III: Khối u tại tuyến giáp phát triển với kích thước không xác định và đã lan ra ngoài tuyến giáp
Giai đoạn IV:
- Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận vùng cổ cùng các hạch bạch huyết tại đó, vùng họng hoặc vùng ngực nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn IVB: Tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến cột sống và toàn bộ hạch bạch huyết gần đó. Tế bào ung thư có thể có hoặc chưa lan đến các cơ quan ở xa như gan, phổi, não.
- Giai đoạn IVC: đây là giai đoạn mà khối u tại tuyến giáp phát triển với kích thước bất kì, khó xác định và đã di căn tới các bộ phận ở xa cơ thể.
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối điều trị thường khó khăn hơn do khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác. Mục đích điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là điều trị triệu chứng, kiểm soát khối u tránh di căn rộng hơn nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tùy từng mức độ di căn của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị cụ thể.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp giai đoạn IV
Phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp có thể gây tác dụng phụ gọi là suy tuyến cận giáp – là sự suy giảm của một hormone thường được bắt nguồn từ tuyến giáp được gọi là hormone tuyến cận giáp. Hormone này rất quan trọng để duy trì nồng độ canxi trong máu. Nếu tuyến giáp không hoạt động, mức độ canxi trong máu trở nên thấp bất thường, gây ra một loạt các triệu chứng điển hình bao gồm cơ bắp đau, yếu và ngứa, rát, tê ở bàn tay. Tình trạng này được gọi là suy tuyến cận giáp.
Điều trị iốt phóng xạ
Iốt là một chất tự nhiên tuyến giáp sử dụng để làm hormone tuyến giáp. Các dạng phóng xạ i-ốt được thu thập bởi tuyến giáp giống như iốt không phóng xạ. Khi tuyến giáp là khu vực duy nhất của cơ thể sử dụng i-ốt, các bức xạ sẽ không tập trung vào bất kỳ khu vực khác của cơ thể. I-ốt phóng xạ nếu không được đưa lên bởi các tế bào tuyến giáp sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể, chủ yếu là trong nước tiểu. Do đó, đây là một cách an toàn và hiệu quả để kiểm tra và điều trị tuyến giáp.
Nghiên cứu cho thấy điều trị bằng iốt phóng xạ cải thiện sự sống còn đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp khi các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc đến các vị trí xa trong cơ thể.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân di căn không mất iốt trong các tế bào tuyến giáp của họ. Phương pháp điều trị có nhiều hạn chế đối với các bệnh nhân và họ có thể được hưởng lợi từ việc tham gia trong một thử nghiệm lâm sàng đánh giá mới, phương pháp mới để điều trị ung thư tuyến giáp, bao gồm:
- Xạ trị điều chế cường độ (IMRT): phương pháp này cung cấp năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các mô khỏe mạnh.
- Hóa trị: dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư trên toàn cơ thể. Phương pháp này có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật để loại bỏ di căn: Phẫu thuật để loại bỏ di căn từ ung thư tuyến giáp đã được chứng minh là có lợi cho một số bệnh nhân.
Trong trường hợp thể trạng bệnh nhân yếu, không thể đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị giảm nhẹ với mục tiêu là kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, để bổ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm được bào chế từ thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải các độc tố có hại trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự phát triển, tái phát và di căn của khối u đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh chóng lành vết thương sau mổ, và hạn chế các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị.