Trong tự nhiên có nhiều loại sâm mang lại công dụng tốt đối với sức khỏe trong đó có sâm đất. Sâm đất có đặc điểm gì? Công dụng như thế nào? Cách sử dụng sâm đất hiện nay? Ngâm rượu củ sâm đất như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Đặc điểm nhận dạng sâm đất
- Sâm đất còn có tên gọi khác như sâm thổ cao ly, thân thảo mọc đứng cao tới 0,6 m. Lá cây mọc so le, có hình trái xoan thuôn hoặc hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng.
- Hoa nhỏ có màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và cách nhánh có độ dài khoảng 30 cm.
- Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt nhỏ dẹt, màu đen nhánh.
- Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 có quả vào tháng 9 – 10
Công dụng của sâm đất với sức khỏe
- Ở Việt Nam, người dân thường dùng rễ sâm đât để trị họ, bệnh gan hoặc phù thũng
- Ở Malaysia, nước sắc phần trên mặt đất của sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ sâm đất có tác dụng tẩy, trị giun và hạ sốt.
- Tại Ấn Độ, sâm đất là thuốc bổ trợ dạ dày, trợ tim, bảo vệ gan, nhuận tràng, lợi tiểu, long đờm, trị đái són đau, phù, vàng da, cổ trướng, lách to, bệnh lậu và các viêm nội tạng khác. Với liều trung bình, sâm đất trị hen và với liều lớn có tác dụng gây nôn. Nước sắc rễ được dùng trị loét giác mạc và quáng gà. Ngoài ra, nhân dân Ấn Độ còn dùng bột rễ sâm đất trộn với bột hạt tiêu uống để trị bệnh dịch tả.
- Tại các nước Tây Phi, nước sắc rễ trị loét, áp xe và tẩy giun. Rễ và lá có tác dụng long đờm và với liều lớn lại gây nôn. Hay ở một số nước Nam Mỹ, lá và rễ có tác dụng kích thích, bổ, làm ra mồ hôi, tẩy giun và chống co thắt.
Ngâm rượu sâm đất tại nhà như thế nào?
Nguyên liệu
- Sâm đất
- Rượu
Chuẩn bị
Rửa sâm tươi: Sơ chế củ sâm tươi qua nước, dùng khăn mềm với nước để rửa sạch phần đất bám trên củ sâm hay dùng bài chải đánh răng để rửa từ đầu đến rễ với nước cho tới khi sạch. Sau đó, để ráo nước khoảng 30 phút sau bỏ củ sâm và bình thủy tinh theo chiều thẳng đứng, đầu rễ cho xuống dưới, thân lên phía trên
Chọn rượu: Nên chọn rượu gạo tự nấu là tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chọn bình ngâm: Dùng bình thủy tinh dày để đảm bảo độ bền và khả năng chịu va chạm tốt đặc biệt khi ngâm với số lượng lớn. Kích thước bình phải tương xứng với sâm để đảm bảo khả năng chịu đựng áp suất cao. Không sử dụng bình nhựa vì không tốt cho sức khỏe.
Tiến hành ngâm rượu
Đổ rượu vào bình thủy tinh rồi từ từ thả củ sâm vào, chỉnh lại cho đẹp rồi đóng kín nắp để chỗ mát. Thời gian ngâm từ 3 – 6 tháng thì có thể lấy rượu lần 1 để dùng. Hoặc lấy rượu cốt ra rồi tiếp tục ngâm lần 2, lần 3 và trộn đều nước rượu cốt lần 1 với nhau trước khi dùng.
Lưu ý
- Nếu ngâm rượu sâm tươi thì nên ngâm càng sớm càng tốt vì sâm tươi không để được lâu, chỉ để khoảng 3 tuần – 1 tháng ở ngăn mát tủ lạnh
- Ngâm sâm với rượu thì củ sâm vẫn phải giữ ở hình dáng như ban đầu.
- Khi ngâm rượu sâm đất thì thường 15 đến 20 ngày nên kiểm tra nếu thấy ẩm phả thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm.