Giai đoạn 2 của ung thư cổ tử cung- Giai đoạn tiền ung thư:
Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn 2:
Chảy máu sau khi quan hệ tình dục:
Hiện tượng đau rát hoặc chảy máu khi giao hợp là hiện tượng vẫn có thể xảy ra ở một số chị em phụ nữ nên nhiều phụ nữ bỏ qua dấu hiệu này. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, liên tục, hoặc có hiện tượng đau nhiều hơn dù bạn đã cố cải thiện tình hình thì bạn nên đến cơ sở chuyên khoa, uy tín để khám phụ khoa và bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời về nguyên nhân tình trạng đó. Những dấu hiệu này rất có thể là dấu hiệu bệnh từ bộ phận âm đạo trong đó có cổ tử cung. Và những dấu hiệu này rất có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường:
Những hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc muộn hơn, kinh nguyệt có thể nhiều hơn là nguyên do các tế bào bào ung thư gây kích thích cổ tử cung, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và rụng trứng. Những yếu tố này chị em không nên xem thường mà bỏ qua, đây có thể là những dấu hiệu nguy hiểm đe dọa đến tính mạng chị em phụ nữ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phụ nữ sau mãn kinh chảy máu bất thường ở âm đạo:
Phụ nữ sau mãn kinh có những dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường, mất nhiều máu mà không rõ nguyên nhân, không kèm theo cơn đau bụng, đau lưng, chị em cần thật chú ý, không nên bỏ qua những dấu hiệu này. Bất kể hiện tượng chảy máu nào cũng nên đến cơ sở uy tín, chuyên khoa để khám xét tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp. Hiện tượng chảy máu bất thường này có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung chị em nên để ý và khám xét kịp thời.
Đau vùng xương chậu:
Những trường hợp đau vùng xương chậu, đau dây chằng xương cùng tử cung hoặc lan rộng theo dây chằng dưới cùng có thể hình thành nên viêm mô liên kết cổ tử cung mãn tính, khi dây chằng chính cổ tử cung mở rộng, thì khi đó triệu chứng sẽ đau nhiều hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ thấy đau dấy lên vùng hố chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn.
Thỉnh thoảng xuất hiện đau bụng dưới:
Những cơn đau bụng dưới của chị em phụ nữ thường là đến tháng chu kì kinh. Ngoài ra những cơn đau bụng dưới còn là dấu hiệu của 1 số bệnh lý khác nhau:
- Các cơ quan bên trong bị tổn thương như đau sưng ruột già, ruột già co thắt quá mạnh, đường tiểu bị đau (do nhiễm trùng đường tiểu), đau dạ dày (dạ dày bị tổn thương như bị kích ứng, viêm hay loét..)
- Các bệnh phụ khoa: viêm vòi trứng (cơn đau bụng dưới bên trái do viêm vòi trứng là do hại khuẩn gây ra.), viêm vùng chậu (phụ nữ bị viêm vùng chậu mạn tính có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt), u nang buồng trứng (cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ giới đi kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh màu đen và vón cục to, vùng bụng dưới căn cứng và nổi một cục u nhỏ ), mang thai ngoài tử cung…
Phần lớn những ca đau bụng đều không mấy nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên không loại trừ đây là dấu hiêu cảnh báo bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…Nếu đau bụng dưới không rõ nguyên nhân chị e cần đi đến phòng khám chuyên khoa, cơ sở uy tín để bác sĩ nếu rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới.
Ngứa vùng kín:
Ngứa rát vùng kín có thể đó là 1 trong những nguyên nhân của các bệnh lây lan qua đường tình dục: lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục,…. cũng có biểu hiện ngứa rát, đau đớn, sưng tấy ở vùng kín kèm theo tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau và tiểu ra mủ có mùi hôi khó chịu,… Ngứa rát vùng kín còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản. Đó còn là cơ hội cho những mầm mống tế bào ung thư phát triển.
Các giai đoạn hình thành phát triển ung thư cổ tử cung giai đoạn 2:
Giai đoạn IIA: Lúc này, tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên nhưng chưa ảnh hưởng đến phần dưới của âm đạo.
Giai đoạn IIB: Đây là khi tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô ở dạ con.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II là lúc tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô ở dạ con
Xem thêm: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2b
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2:
Phẫu thuật:
Có ba loại phẫu thuật ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Cắt bỏ cổ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên tử cung. Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm và thường được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ muốn bảo toàn khả năng sinh sản. So với cắt bỏ tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu, ưu điểm của phương pháp này là tử cung vẫn còn nguyên vẹn, nghĩa là bạn vẫn có thể có con.
- Cắt bỏ tử cung: Tùy vào giai đoạn của ung thư, đôi khi có thể cần loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng. Phương pháp này cũng được sử dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường kết hợp xạ trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.
- Phẫu thuật vùng chậu: loại bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.
Xem thêm: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Xạ trị
Xạ trị có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật trong giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung. Nó cũng có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để kiểm soát chảy máu và đau đớn. Có 2 loại xạ trị, bao gồm xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kết hợp giữa xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ.
Hóa trị
Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để chữa bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc nó có thể được sử dụng như là một điều trị duy nhất cho ung thư giai đoạn muộn nhằm làm chậm tiến triển bệnh và giảm triệu chứng.