Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Nụ cười của bé

Những nụ cười đầu tiên ở bé có thể chỉ là một phản xạ nhưng những nụ cười về sau này lại là cách bé bắt đầu thể hiện niềm vui, giao tiếp với cha mẹ và cuối cùng phát triển một cảm giác hài hước nhất định.

Dưới đây là các giai đoạn cơ bản về nụ cười ở bé:

0-6 tuần đầu: Cười phản xạ

Bạn có thể phát hiện ra nụ cười đầu tiên ở bé mới sinh khi bé đang ngủ. Bạn thấy bé giật mình và sau đó, giống như một nụ cười? Trong giấc ngủ sâu (REM) của bé, sự thay đổi sinh lý trong cơ thể kích hoạt một số phản xạ nhất định và một trong số đó là nụ cười. Tại thời điểm đó, nụ cười giống như một phản ứng thể chất chứ không phải dấu hiệu của tình cảm.

6-8 tuần: Nụ cười đáp trả

Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu mỉm cười với những điều bé thấy vui: khi được mẹ âu yếm, nghe được tiếng nói và nhìn vào khuôn mặt mẹ. Bạn có thể cố gắng khuyến khích những nụ cười ở bé, tìm xem những âm thanh, hình ảnh, cử chỉ nào khiến bé mỉm cười.

2-3 tháng: Nụ cười xã hội

Cho đến giai đoạn này, nụ cười ở bé là muốn để kết nối và giao tiếp xã hội. Bé mỉm cười khi nhìn thấy mẹ và có phản ứng khi mẹ tạo ra những giọng điệu “ngớ ngẩn”. Bé cũng nhận ra rằng, bé sẽ được chú ý bằng mỉm cười, chứ không chỉ bằng tiếng khóc. Bé cũng thể hiện nhiều giọng điệu để đáp lại tình cảm của mẹ. Bé phấn khích và cười khi mẹ chơi với bé. Bé còn dùng cơ thể để thể hiện niềm vui như di chuyển cánh tay, cánh chân.

2-3 tháng: Nụ cười xã hội 1

Nhớ rằng, không phải lúc nào bé cũng cười khi mẹ muốn bé cười nhưng bé sẽ biểu lộ nhiều cảm xúc khác. Nếu bé chưa mỉm cười dù đã ở tuần thứ 12 thì bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để bác sĩ kiểm tra dấu hiệu chậm phát triển ở bé.

6 tháng: Cười nhiều hơn

Hầu hết các bé đều phát triển với tốc độ riêng, một số bé cười nhiều hơn những bé khác. Bé cũng biết cười nhiều hơn với những người khác xung quanh. Đồng thời, nụ cười của bé ngày một trở nên có ý nghĩa. Bé mỉm cười vì bé học được kỹ năng mới: bé vui mừng khi trông thấy mẹ. Quá trình phát triển trí nhớ tốt dần lên đủ để bé vui vì nhận ra mẹ từ lúc thấy mẹ đang đi lại phía bé.

9 tháng: Cười “chọn lọc”

Đây là giai đoạn bé bắt đầu biết mẹ khác với những người khác nhưng có nhược điểm đó là cảm xúc sợ xa mẹ. Bé bây giờ có thể không còn thích mỉm cười với người lạ. Ngoài ra, bé bắt đầu hiểu cảm giác đối tượng tồn tại ngay cả khi không nhìn thấy – bạn có thể khuyến khích bé cười bằng trò “ú òa” với con.

12 tháng: Sự hài hước

Khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ thì cảm giác hài hước cũng xuất hiện. Bé ở tuổi này cười phấn khích nếu mẹ làm điều gì đó kỳ quặc. Khi bé phát hiện ra cái gì buồn cười, bé muốn mẹ cũng “hùa” theo bé; vì thế, hãy cùng cười với con. Thử làm rơi thứ gì đó xuống sàn rồi thể hiện một khuôn mặt buồn cười. Bất ngờ là yếu tố lớn khiến bé bật cười khi 12 tháng tuổi. Chơi trò “giã gạo” với bé và cùng hát bài hát vui vẻ.

Kinh nghiệm gây cười cho con

Một vài người mẹ chia sẻ:

– Khi tôi hát cho con nghe bằng giọng giả opera của mình và con gái tôi thực sự thích thú.

– Tôi chơi “ú òa” và úp tay che mặt khiến bé cười như nắc nẻ.

– Tôi nhảy lên – nhảy xuống và hát một giai điệu ngộ nghĩnh cũng khiến bé nhà tôi cười.

xuanlai - 24/01/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Kiến thức gia đình , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tâm thư của con gửi mẹ … xin tiền tiêu vặt
  • Để bé không gây phiền toái khi đi siêu thị cùng cha mẹ
  • Đặc điểm tâm lý của bé 8 tháng tuổi
  • Trẻ 5 đến 6 tuổi: Trẻ phát triển thể chất vượt trội và tính cách bướng bỉnh
  • Những lưu ý hữu ích về cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn