Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Dấu hiệu và những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng trong mùa Thu

Sự thay đổi của thời tiết nắng nóng chuyển sang khô hanh của miền Bắc, mưa nhiều ở miền Nam là điều kiện cho các bệnh có cơ hội bùng phát, trong đó có bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Dấu hiệu và những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng trong mùa Thu 1

Trong những ngày gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều tin tức về trẻ em nhập viện với bệnh tay chân miệng ngày một tăng cao, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.
Trong buổi giao bạn đầu tháng 10/2014, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tháng 8/2014 thành phố có 519 ca mắc bệnh tay chân miệng thì đến tháng 9 đã lên đến 799 ca.
Mùa này tại các tỉnh phía Nam do yếu tố thời tiết mưa, nắng nóng nhiều và thất thường là điều kiện để các loại vi khuẩn, virut thâm nhập vào cơ thể trẻ em và nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh. Hơn nữa do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.

 Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em:

 Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 1
Bệnh có biểu hiện ban đầu thường là sốt và đau họng, người mệt mỏi.
Sau đó là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước có kích thước nhỏ  nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước này sẽ nhanh chóng vỡ ra làm miệng bị đau và khó ăn.
Tiếp đến các mụn nước, bọng nước sẽ mọc ở bàn chân, bàn tay, và ở mông.

Phương pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng

Phương pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng 1
Bệnh tay chân miệng chủ yếu lay qua đường tiêu hóa.
Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Chính bởi vậy, khi sống trong vùng có dịch, thì biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành.
 Vệ sinh tay chân sạch sẽ
Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhà cửa , bàn ghế, giường màn luôn được lau chùi và thay ga thường xuyên.
Thường xuyên tẩy rửa đồ chơi hàng ngày của bé và đây chính là những vật dụng bé hay sử dụng mỗi ngày.
 Rửa sạch tay chân sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với chó mèo…
Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng.
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cần được cách ly để tránh lây bệnh sang các trẻ khác.
violet7905 - 06/10/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Những điều cần biết về amidan
  • Bảo vệ răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ
  • Những thực phẩm tốt nhất cho trẻ mọi lứa tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình