Mang thai và sinh đẻ là việc lớn của mỗi gia đình trẻ. Với ý thức trách nhiệm với gia đình, với con trẻ ngày càng tăng của các cặp vợ chồng thì việc làm này càng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi giúp các bạn suy tính cho việc này.
Tuổi tác, sức khỏe
Tuổi của bố, của mẹ, tuổi của các con là một trong những yếu tố cần tính đến trong kế hoạch sinh đẻ. nguyên nhân nữa cần cân nhắc đến tuổi tác của các thành viên trong gia đình đó là tuổi sinh sản tốt nhất của bố, mẹ. Theo nhiều nhà khoa học thì độ tuổi lý tưởng để sinh con của một người phụ nữ là 20 đến 30 tuổi, của một người đàn ông là từ 20 đến 40 tuổi. Nếu sinh đúng vào giai đoạn này thì về sức khỏe, tâm sinh lý của bố mẹ đảm bảo tốt và có khả năng lớn để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Một nguyên nhân nữa cần cân nhắc đến tuổi tác của các thành viên trong gia đình đó là mối quan hệ can chi của các thành viên trong gia đình. Với sự ‘trỗi dậy’ của các thuật phong thủy thì yếu tố tuổi tác giữa các thành viên trong gia đình càng được chú trọng. Tất nhiên, tuổi tác của bố mẹ là một tham số đầu vào đã được xác định cho các bài toán phong thủy và việc lên kế hoạch sinh con thứ nhất, con thứ 2 nên được hoạch định ngay từ đầu là tốt nhất, nếu không thì với người con thứ 2 thì bố mẹ cũng phải chú ý đến điều này nhiều hơn.
Nếu sức khỏe của bố mẹ tốt thì việc sinh con không có gì phải lo lắng. Trong trường hợp một trong hai người bị bệnh thì cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trong trường hợp người mẹ bị mắc bệnh. Có một số trường hợp mắc bệnh vẫn có thể mang thai và sinh con nhưng cần có chỉ định chăm sóc của người có chuyên môn.
Tình hình công việc, gia đình
Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định sinh con của các cặp vợ chồng đó là công việc. Việc sinh nở có thể bị trì hoãn bởi áp lực công việc, nó có thể cản trở sự thụ thai tự nhiên hoặc khiến cho vợ/chồng đưa ra quyết định trì hoãn. Yếu tố công việc còn thể hiện ở chỗ cơ hội thăng tiến, học hành của người phụ nữ sẽ mất đi nếu quyết định mang thai và sinh đẻ vào một giai đoạn cụ thể (khi cơ hội đến). Mỗi người cần dự đoán được những cơ hội này trong công việc của mình để có sự chuẩn bị, giải pháp tốt nhất.
Một thực trạng khá phổ biến đó là việc vợ chồng làm việc ở cách xa nhau cũng sẽ tác động đến thời điểm sinh con. Khi đó, cặp vợ chồng sẽ phải tính toán sao cho có đủ thời gian, nhân lực để chăm sóc, dạy dỗ những đứa con của mình. Giải pháp có thể là chờ đợi cơ hội chuyển công tác về gần nhà, tìm sự giúp đỡ của người thân hai bên nội ngoại, thuê người giúp việc… Việc bố trí tính toán nhân lực là rất cần thiết để có thể chăm sóc cho mẹ và bé sắp sinh; đưa đón, kèm cặp đứa lớn học tập; áp lực sẽ rất lớn nếu sinh em bé đúng vào lúc anh chị lớn bắt đầu vào lớp 1.
Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình ở mọi khía cạnh. Nếu điều kiện kinh tế tốt thì chúng ta có thể đáp ứng tốt những nhu cầu phát sinh khi mang thai và sinh đẻ, và cuộc sống gia đình sau đó. Cân nhắc kỹ yếu tố tài chính để đưa ra quyết định, quyết tâm chung của các thành viên trong gia đình, tránh những rắc rối nảy sinh sau này. Những chi phí có thể phát sinh thêm trong giai đoạn này mà bố mẹ cần cân nhắc đến bao gồm:
– Chi phí y tế tăng do phải tiêm chủng, thăm khám định kỳ, chi phí sinh nở, chi phí khám chữa bệnh cho mẹ và bé…
– Chi phí ăn uống: thực phẩm bổ sung cho mẹ và bé
– Chi phí đi lại: chi phí này sẽ tăng cao trong giai đoạn cuối thai kỳ và bé ở giai đoạn sơ sinh.
– Chi phí cho người hỗ trợ: người hỗ trợ ở đây có thể là người nhà hoặc người giúp việc, cho dù là ai đi nữa thì sẽ vẫn phải có những khoản chi phát sinh thêm vào khoản mục này.
– Cuối cùng là chi phí gửi học khi bé đến tuổi đi lớp.
Khả năng hỗ trợ từ bên ngoài
– Khả năng hỗ trợ về tài chính và nhân lực từ gia đình nội ngoại
– Khả năng hỗ trợ về công việc của đồng nghiệp.
– Khả năng hỗ trợ việc đi lại, học tập của đứa lớn từ những người xung quanh, từ các dịch vụ (gia sư, đưa đón học sinh…)
– Chính sách an sinh xã hội…
cẩm nang làm đẹp đã bình luận
sinh khó phết đó