Trong khi thị trường bất động sản đóng băng bởi những bất ổn về kinh tế thì đối với những người dân nghèo, những hộ gia đình, cá nhân có mức thu nhập thấp lại đang nóng lên bởi họ có cơ hội để được sở hữu một ngôi nhà khi mà nhà nước ra chính sách cải thiện thị trường bất động sản với những dự án nhà ở thu nhập thấp và có sự hỗ trợ vốn vay nhiều năm.
Được sở hữu một ngôi nhà là niềm vui khôn tả của những người dân có thu nhập thấp, không có nhà ở, phải đi ở nhà thuê, nhà không đảm bảo chất lượng, chật chội. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, những cá nhân, gia đình đang gặp phải vấn đề khó khăn có nhu cầu về nhà ở cảm thấy cơ hội được có một căn nhà đang đến rất gần, tuy nhiên để tiếp cận được những dự án, những gói hỗ trợ khoản vay lại cản trở nhiều người dân.

Theo Quyết định 34/2010/QÐ-UBND ngày 16-8-2010 của UBND thành phố Hà Nội, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp là:
Hộ gia đình có ít nhất 1 người hoặc cá nhân (đối với trường hợp là hộ độc thân) thuộc đối tượng sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các cơ quan Ðảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang (kể cả trường hợp đã nghỉ chế độ theo quy định).
2. Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, HTX thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ quy định); người lao động tự do, kinh doanh cá thể bảo đảm có thu nhập thấp để thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định.
Ðối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Chưa có nhà ở.
2. Là người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích quá chật chội, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc có nhà ở bảo đảm đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đất đai. Cụ thể là:
a) Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5 m2 sử dụng/người;
b) Có nhà ở riêng lẻ, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5 m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND thành phố.
3. Chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức, cụ thể là:
a) Chưa được Nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Chưa được thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
c) Chưa được tặng nhà tình thương, tình nghĩa;
d) Chưa được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Ðối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Nội. Trường hợp đối tượng thuộc LLVT nhân dân, nếu chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người đó đang công tác về chức vụ, thời gian công tác, thực trạng về nhà ở.
5. Có mức thu nhập hằng tháng (tính bình quân theo đầu người) dưới mức bình quân theo quy định của UBND thành phố.
Đối với vay vốn:
Khách hàng mua nhà ở thu nhập thấp tại các dự án còn được hưởng gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ, theo đó khách hàng sẽ được vay đến 80% giá trị căn hộ trong vòng 10 năm với mức lãi suất không vượt quá 6%/năm. Tài sản thế chấp để được vay gói hỗ trợ chính là căn hộ vừa mua.

Những khó khăn vướng mắc của người dân khi tiếp cận dự án nhà thu nhập thấp và gói vay hỗ trợ:
Khó khăn khi xin xác nhận chưa có nhà
Khó khăn chính của người dân đặc biệt là của người dân có hộ khẩu Hà Nội nhưng chưa có nhà thì việc xác minh mình chưa có nhà lại khó khăn vô cùng. Tôi là một trong số những người có hộ khẩu ở Hà Nội nhưng tôi thật sự là chưa có nhà vì hộ khẩu Hà Nội tôi có được là do khi đi làm ở Hà Nội tôi đã nhập hộ khẩu của mình vào gia đình nhà người thân nhưng khi tôi đến cơ quan phường nhờ địa chính phường xác nhận tôi chưa có nhà thì họ không xác nhận cho là chưa có nhà. Dù tôi có nói như thế nào thì họ cũng nói họ không quản lý được là tôi có nhà hay chưa và cuối cùng thì họ xác nhận cái ngôi nhà mà tôi ghi trong hộ khẩu không thuộc sở hữu của tôi mà thuộc sở hữu của ông A. Nhưng yêu cầu mà tôi cần nộp cho ban dự án để mua nhà thì họ không cần những giấy nhận như thế.. Họ chỉ cần tôi có cái chững nhận chính xác là chưa có nhà.
Đấy là một cái rất khó và gây bức xúc cho những người dân khi mà nhu cầu nhà ở của người ta thực sự cần và đúng là người chưa có nhà nhưng cần xác minh lại rất khó.

Khó khăn trong tiếp cận vốn vay
Đối với nhiều người việc tiếp cận vốn vay cũng khá khó, trong khi tiếp cận với dự án, khách hàng đều được tư vấn được vay nguồn vốn hỗ trợ tối đa 80% giá trị căn hộ mua, tài sản thế chấp là căn hộ mua. Tuy nhiên khi vay ngân hàng sẽ không bao giờ bao giờ cho vay mức tối đa là cái thứ nhất. Tiếp đến ngoài tài sản thế chấp là căn hộ khách hàng mua, Khách hàng phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của bản thân, gia đình ở mức càng cao thì khoản vay được sẽ có thể là 60% giá trị căn hộ. Nhưng nếu khách hàng không có giấy tờ chững minh có thu nhập hàng tháng đủ sinh sống tối thiểu và đủ tiền trả gốc và lãi hàng tháng cho ngân hàng trong gói vay thì khách hàng cũng không thể được vay gói hỗ trợ.
Đối với khách làm làm cho các đơn vị nhà nước hay các doanh nghiệp khi làm thủ tục vay ngân hàng trong gói hỗ trợ đã rất khó thì đối với những người lao động tự do lại khó gấp nhiều lần vì họ không có lấy cơ sở nào để chứng minh thu nhập hàng tháng của mình.
Trên đây là 2 điều cơ bản mà những người thật sự cần nhà đang gặp phải khó khăn khi tiếp cận dự án của nhà nước về nhà dành cho người thu nhập thấp và hưởng gói hỗ trợ vốn vay 30 nghìn tỷ của Chính Phủ.