Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Cha mẹ nên nói dối trẻ trong trường hợp nào?

Sự dối trá ngốc nghếch của bạn có thể hủy hoại niềm tin của con dành cho bạn. Nhưng những lời nói dối thông minh lại có thể giúp cho chúng sống vui, lành mạnh hơn. Bạn nên biết rằng trong hầu hết mọi trường hợp, chúng ta nên nói thật, nhưng cũng có lúc cần “sáng tạo” đôi chút.

Cha mẹ nên nói dối trẻ trong trường hợp nào? 1
Có nhiều trường hợp cha mẹ nên nói dối trẻ.

1. Khi trẻ chưa thể hiểu

Những cuộc tấn công mang âm mưu khủng bố hay sự sụp đổ của cả một hệ thống là những ví dụ điển hình về những điều nằm ngoài khả năng hiểu biết của trẻ. Bạn không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi thứ trên đời nhưng một điều bạn có thể làm là đảm bảo với trẻ bạn sẽ bảo vệ chúng. Cho trẻ biết những nguy hiểm trẻ nghe được trong bản tin tối còn cách xa hàng ngàn dặm và trẻ không có gì phải lo lắng cả.

2. Rắc rối của bạn không phải là của trẻ

Nếu bạn mất ngủ triền miên vì chưa tìm được việc, hãy giữ riêng cho mình thôi. “Các bậc cha mẹ luôn cần giữ vai trò người bảo vệ” – quan điểm của Th.S Vicki Panaccione, sáng lập Học viện Làm cha mẹ tốt hơn (the Better Parenting Institude) tại Mỹ.

Nếu vẫn loanh quanh ở nhà vì chưa có việc làm, hẳn bạn không thể che giấu sự thật là bạn thất nghiệp. Nhưng hãy trấn an con rằng kinh tế gia đình vẫn đang trong vòng kiểm soát. Nói với con mọi việc rồi sẽ ổn, bản thân bạn cũng nên tin điều đó.

3. Khi việc liên quan đến “chuyện người lớn”

Trong trường hợp bé bất ngờ xuất hiện ở phòng ngủ khi bố mẹ đang bận “yêu” nhau, một lời giải thích “bố chỉ đang chơi cù kít với mẹ thôi” được cho là vừa đủ.

Nên hết sức tránh khoảnh khắc bối rối này bằng cách đưa ra các giới hạn. Ví dụ bạn nên luyện cho con thói quen gõ cửa phòng bố mẹ trước khi vào hoặc cho con biết rằng, khi cửa phòng bố mẹ đã đóng, con muốn hỏi gì cũng cần phải đợi.

4. Khi trẻ yếu kém/sai sót trong chuyện gì

Con trai bạn chơi bóng đá không tốt lắm, con gái bị điểm kém ở trường… những vấn đề này được xem là khá tế nhị với trẻ. Các chuyên gia cho rằng, liên quan đến điểm số, thể thao, thi đấu, cha mẹ chỉ nên tập trung vào những nỗ lực của trẻ (“con đã hát bằng cả trái tim mình”) chứ không nên nhắm vào kết quả.

5. Kín đáo về “quá khứ” của bạn

Hùng hồn với một đứa con tuổi teen rằng “trước khi gặp mẹ, bố chẳng biết đến rượu chè hay gái gú là gì” sẽ chỉ biến bạn thành kẻ nói dối trắng trợn. Tốt nhất là nên “nói thật có chọn lọc” cho con về tuổi trẻ không mấy “lành mạnh” của bạn. Hãy dùng những sai lầm trong quá khứ như bài học cuộc sống để dạy con. Đó là hành trang cho con bước vào đời.

xuanlai - 05/01/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Cẩm nang gia đình

Bài viết liên quan

  • Làm sao để con thức dậy đúng giờ, không quên dụng cụ học tập
  • Gầy, yếu, tự ti… vì không được gần cha mẹ
  • 7 sai lầm cần tránh trong việc dạy con
  • Trẻ mong mỏi ở cha mẹ điều gì?
  • Tập cho bé ăn dặm: 10 điều mẹ cần biết

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình