Bầu ngực là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với phụ nữ, chính bới vậy nó được chị em đặc biệt quan tâm, chăm sóc. Có nhiều câu hỏi liên quan đến bộ ngực phụ nữ cần biết, xin giới thiệu cụ thể như sau:
Tại sao không nên mặc áo ngực cả ngày?
Mặc dù thông tin mặc áo ngực thường xuyên kể cả khi đi ngủ dễ dẫn đến bệnh ung thư vú vẫn còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng mặc áo ngực liên tục không tốt cho ngực của bạn. Áo ngực làm chèn ép tuyến hạch bạch huyết (hạch lympho) ở ngực, khiến cho việc bài tiết các độc tố gặp khó khăn, các độc tố không bài tiết được, sẽ tích tụ lâu dần gây nên ung thư vú.
Ngoài ra, hầu hết các áo ngực đều làm từ sợi hóa học, các chất độc hại có trong sợi hóa học sẽ gây ra kích thích không tốt cho bầu ngực. Mặc áo ngực bằng sợi hóa học thường xuyên và lâu dài, chắc chắn cũng là một nhân tố quan trọng gây bệnh ung thư vú.
Ngực nhỏ ít mắc bệnh về ngực hơn?
Nói bầu ngực nhỏ sẽ không mắc các bệnh về ngực là không khoa học, những phụ nữ có bầu ngực sớm dừng phát triển, chỉ cần phát sinh các hormone phát triển bất thường, thì cũng sẽ gây ra các vấn đề về tuyến vú, thậm chí nam giới cũng bị mắc các bệnh liên quan đến vú.
Các bệnh về bầu ngực có liên quan mật thiết đến mức cân bằng nội tiết, môi trường sống hàng ngày và áp lực công việc.
Bầu ngực khi có thai và cho con bú sẽ thay đổi thế nào?
Khi có thai, bầu ngực sẽ to dần lên. Đến khi sinh và sau khi cai sữa, ngực có thể bị sệ xuống, áo ngực giảm nhỏ cỡ hơn, nhiều người gọi là “ngực bị lão hóa”, nguyên nhân chủ yếu là do bầu ngực không còn tạo ra sữa mẹ nữa, một số phần bắt đầu bị co lại. Để tránh bị xệ ngực, các chị em nên chọn áo ngực phù hợp với kích cỡ của ngực.
Tại sao bầu ngực không cân đối?
Khi còn trong bào thai, có thể đã phát sinh một số những bất thường nhỏ về hình thái bầu ngực, đến khi trưởng thành, sự khác biệt về hình thái hai bầu ngực mới thấy rõ hơn. Sự khác biệt chủ yếu về hình dáng to nhỏ của hai bên bầu ngực, nhũ hoa, hay quầng vú, hoặc hai bầu ngực không nằm trên cùng một đường ngang.
Những bất thường trong thời kỳ bào thai phát triển gây ra hai bầu ngực không cân đối không phải chỉ thuộc về bản thân của tổ chức tuyến vú gây ra, mà cũng có thể là do những vấn đề về cơ ngực, xương sườn hoặc các tổ chức khác quanh ngực gây nên.
Xoa ngực với tinh dầu có hại cho ngực không?
Theo các chuyên gia, nếu thi thoảng mới sử dụng tinh dầu để massage ngực sẽ không có hại nhiều đến cơ thể, nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài với số lượng nhiều thì sẽ làm tăng nồng độ estrogen, ảnh hưởng đến sức khỏe của bầu ngực.
Y học chỉ ra rằng, dùng liệu pháp điều trị hormone thay thế cho phụ nữ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư vú. Vì vậy, chị em phụ nữ không nên tùy tiện bổ sung estrogen và progesterone. Các thẩm mỹ viện hay quảng cáo rằng tinh dầu có tác dụng trị liệu làm ngực lớn hơn, đó chắc chắn là lời quảng cáo phóng đại.
Cho con bú có lợi thế nào cho “vòng 1”?
Kiên trì cho con bú có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh. Thời gian cho con bú dài hay ngắn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xác suất gây ra ung thư vú ở phụ nữ, thậm chí vượt qua cả nhân tố di truyền.
Tỉ lệ bệnh ung thư vú ở các quốc gia phát triển thường cao và ngày một gia tăng. Nguyên nhân là do phụ nữ ở những quốc gia này, thường không cho con bú, cho con ăn thức ăn ngoài để thay thế sữa mẹ. Vì vậy, các bác sĩ khuyên, phụ nữ khi sinh con nên cho bé bú, vừa làm tăng tình cảm mẹ con lại giảm được nguy cơ ung thư vú.
Căng thẳng, hay thức khuya hoặc những thói quen xấu khác gây ung thư vú đúng không?
Những phụ nữ trẻ ở thành thị phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Tinh thần thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng nhiều hơn, dễ dẫn đến tinh thần không ổn định, cân bằng. Những nhân tố về tinh thần cộng thêm những thói quen làm việc, sinh hoạt không tốt cũng làm tăng thêm các nguy hại cho ngực.
Vì vậy, tại nơi làm việc, nếu chị em gặp nhiều áp lực công việc, cũng nên tranh thủ thời gian để thư giãn tinh thần. Một số biện pháp tốt giúp làm giảm áp lực có thể là mỉm cười, cười sảng khoái, nói chuyện với mọi người, tạo ra cuộc sống gia đình vui vẻ…Dành thời gian ra ngoài để cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cũng có lợi cho sức khỏe về thể chất và tâm hồn.
Làm thế nào để tự kiểm tra ngực?
Chị em nên thường xuyên tự mình kiểm tra hình thái bầu ngực xem có gì thay đổi không? Có thể đứng trước gương, đặt hai tay vào hông, sau đó từ từ quay trái, quay phải, nhìn xem “ nhũ hoa”, bầu ngực có bị lõm, sưng đỏ hay da bị tổn thương không. Sau đó, đưa hai tay ra phía sau hông, thả lỏng người và xoay trái phải.
Làm như vậy sẽ kiểm tra rõ hơn các vấn đề về ngực. Nếu thấy có những thay đổi bất thường, nên tiến hành so sánh kỹ với bên ngực kia, xem hai bên ngực có giống nhau, hay cân đối không? Nếu khác biệt quá nên đi khám bác sĩ.