Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

4 nguyên nhân khiến con bạn sớm bị cận thị

Hiện nay, tật cận thị ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học sinh và cả những trẻ chưa đến tuổi đi học. Bạn nghĩ rằng do áp lực học tập và đọc sách quá nhiều làm bé bị cận thị? Nhưng, còn nhiều nguyên nhân có thể làm bé nhà bạn bị cận thị sớm mà bạn không ngờ tới.

Thời gian hoạt động ngoài trời quá ít

Không gian sống chật hẹp, nhất là ở các thành phố làm hầu hết các hoạt động của bé diễn ra trong phòng. Lúc này, mắt bé dần quen với điều tiết để nhìn ở khoảng cách gần. Lâu dần, nó sẽ làm bé đau mắt, mỏi mắt và thị lực có vẻ kém hẳn.

Nhiều bé cận thị từ khi rất nhỏ
Nhiều bé cận thị từ khi rất nhỏ

Bên cạnh đó, do ở trong nhà nhiều nên bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ít hơn thay vào đó là các nguồn ánh sáng nhân tạo, ánh sáng từ tivi, máy vi tính v.v… Nếu bố mẹ không quan tâm đến tầm nhìn, khoảng cách và tư thế ngồi của bé sẽ rất dễ khiến mắt của trẻ bị mệt mỏi quá mức, dẫn đến cận thị.

Nhìn gần quá nhiều

Ở thành phố, các ngôi nhà san sát, không có khoảng không để bé phóng tầm nhìn xa, mà đa số thời gian bé đều tập trung tầm nhìn chỉ trong phạm vi hạn hẹp duới 5m. Do đó, khả năng nhìn xa của bé sẽ ngày càng yếu đi.

 Ánh sáng mạnh yếu không phù hợp

Bạn thường lo lắng ánh sáng từ bóng đèn ở nhà không đủ sáng sẽ ảnh hưởng thị lực của bé. Tuy nhiên trên thực tế, theo các khảo sát thì đèn dùng cho trẻ học tập, đọc sách của bé hiện nay không phải không đủ sáng, mà là quá sáng. Mắt sẽ dễ mệt mỏi hơn khi nhìn tia sáng quá mạnh. Đèn thích hợp cho trẻ là ánh sáng trắng ôn hòa và phải để nguồn sáng ở phía bên trái của trẻ.

Hoạt động vui chơi chỉ lấy game làm chính

Lúc chúng ta còn nhỏ, nhảy dây, lò co, bắn bi… là những trò chơi thường ngày của chúng ta. Đây đều là những hoạt động vui chơi ngoài trời với không gian thoáng đãng, tự nhiên, tầm nhìn xa gần được phân đều nhau. Còn bây giờ, các ông bố bà mẹ không có thời gian, vì vấn đề an toàn mà để trẻ chơi trong nhà. Kể cả bạn tập trung nhiều bé cùng chơi thì cũng chỉ ở nhà hay một khoảng sân nhỏ. Từ đó, tầm nhìn của trẻ bị bó hẹp, trẻ phải điều tiết nhìn gần nhiều hơn và mắt phải gánh áp lực nặng hơn.

hoachuoi173 - 07/07/2022
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe gia đình , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Mẹo nhỏ giữ vitamin C trong đồ ăn của bé
  • Phương pháp phòng và điều trị chân vòng kiềng cho bé
  • Con thích ngủ cùng “thú cưng” – một thói quen không tốt

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình