Sởi là một bệnh nhiễm trùng do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, gặp nhiều ở trẻ em và có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sởi gây ra do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae Influenzae. Bệnh lây qua lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…Nếu chưa được tiêm phòng vaccin sởi thì 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi.
Nguồn bệnh là những bệnh nhân đang mắc sởi và những người này có thể lây bệnh cho người khác từ 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.
Các triệu chứng của bệnh sởi
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10 đến 12 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp (ho khan, chảy nước mũi), mắt đỏ, không chịu được ánh sáng, những đốm Koplik (nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng) xuất hiện bên trong miệng nơi gò má, phát ban.
Bệnh khởi phát với sốt nhẹ, kèm theo các triệu chứng của viêm long đường hô hấp như ho, chảy mũi, sau đó mắt đỏ và đau cổ họng. Đốm Koplik nổi lên khoảng 2, 3 ngày sau đó. Tiếp đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F, và bắt đầu phát ban đỏ, ngứa ở ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Sau đó, ban xuất hiện xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Những vết nhỏ này sẽ nhạt dần sau khoảng một tuần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước và không để lại sẹo.
Các biến chứng
Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm sau khi mắc sởi nên bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng gặp như
– Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi.
– Biến chứng thần kinh: Viêm não – màng não – tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa, viêm ruột.
– Biến chứng tai – mũi – họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai – viêm tai xương chũm.
– Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…
Vì vậy, khi thấy tình hình bệnh nhân nhân có những triệu chứng bệnh sởi cần đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra.