Khi thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa làm cho bệnh cảm cúm phát triển mạnh. Để chủ động điều trị khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, bạn có thể tham khảo những biện pháp điều trị có kết quả, an toàn và dịu nhẹ sau đây.
1. Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp
Hít thở không khí ẩm khi bé đang ốm sẽ giúp mũi bé đỡ nghẹt hơn. Bên cạnh đó, cho trẻ tắm bằng nước ấm cũng giúp bé thư giãn hơn. Trong phòng của bé, bạn có thể đặt một chiếc máy làm ẩm hoặc máy phun sương. Cho thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hay nước xông hơi trong phòng tắm ở bé trên hai tuổi có thể giúp bé bớt đau nhức.
2. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều
Khi bé bị cảm cúm, bé thường rất mệt mỏi do bé tốn khá nhiều năng lượng chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh với bệnh. Vì vậy, khi trẻ nghỉ ngơi thì sức khỏe của trẻ sẽ hồi phục nhanh hơn.
Giường không phải là nơi duy nhất để bé có thể nghỉ ngơi. Chỉ cần một nơi thoải mái và những đồ chơi khiến bé thích thú là nơi lý tưởng cho bé nghỉ ngơi, trong vườn hay ngoài hiên là một nơi như thế.
Bạn có thể để bé trong vòng tay của mình và đọc truyện cho bé nghe. Bạn cũng có thể cho bé thư giản bằng cách cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè.
3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi
Khi trong gia đình có con nhỏ, một chiếc hút mũi, và nước muối sinh lý là hai thứ không thể thiếu trong nhà của bạn.
Khi bé nhà bạn quá nhỏ, chưa biết xì mũi thì nước muối sinh lý có thể rửa sạch mũi cho bé. Với trẻ sơ sinh, khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ thì bầu hút mũi cũng khá tiện dụng.
4. Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)
Cho trẻ uống nhiều nước có thể giúp bé phòng ngừa mất nước và làm loãng nước mũi. Khi bé không thích uống nước lọc, thì nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác cũng khá tốt cho bé.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn cần duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng.
5.Xoa dầu (cho trẻ trên 3 tháng tuổi)
Xoa dầu không thể giúp bé thông mũi, nhưng nó có thể làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé.
6.Súp gà và thức uống ấm khác (cho trẻ trên 6 tháng)
Có khá nhiều công trình nghiên cứu có kết quả rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt.
7.Nâng đầu (cho trẻ trên 12 tháng)
Khi bé ngủ, bạn có thể nâng đầu bé cao hơn một tí để bé thở dễ dàng và thoải mái hơn.
8.Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)
Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mẹ có thể cho bé uống ½ – 1 thìa cà phê mật ong. Ngoài ra, pha mật ong với nước ấm hay nước chanh còn cung cấp vitamin C cho bé.
9.Xì mũi (cho trẻ trên 2 tuổi)
Khi con bạn đã biết xì mũi, thì xì mũi giúp vệ sinh nước mũi cho bé làm bé thở và ngủ dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn.
10. Súc miệng bằng nước muối (cho trẻ trên 3 tuổi)
Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp làm dịu cổ họng bị đau. Đây cũng là cách giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Khi con bạn bị bệnh, hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày.