Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Mẹo để bé không quấy khóc khi chào tạm biệt mẹ

Mỗi khi không thấy mẹ hay mẹ chuẩn bị đi làm, bé nhà bạn thường quấy khóc. Vậy, để bé cảm thấy an tâm và bạn không còn lo lắng vì bé gào khóc, bạn phải chào tạm biệt con như nào?

Mẹo chào tạm biệt bé 1-2 tuổi

– Giao nhiệm vụ cho bé

Bạn có thể gợi ý hay nhờ bé giúp mình thực hiện một công việc nhẹ nhàng như tìm đôi giàu hay đưa túi xách cho mẹ… trước khi đi làm. Các bé khá hào hứng vì được giúp đỡ bố mẹ và bé sẽ không sợ hãi hoặc căng thẳng nữa vì bạn đã cho bé biết những tín hiệu thời điểm bạn phải rời nhà đi làm.

Bé nhà bạn thường quấy khóc khi bạn ra ngoài?
Bé nhà bạn thường quấy khóc khi bạn ra ngoài?

– Lời chào âu yếm

Bạn hãy chào bé âu yếm rằng “Con ở nhà chơi ngoan. Mẹ đi chợ mua thịt về nấu cháo cho Cún nhé.” trước khi ra khỏi nhà.

– Nhấn mạnh với bé rằng bạn sẽ trở về

Đây cũng là cách bạn làm cho bé yên tấm, không mè nheo kho bạn ra ngoài nữa. Bạn có thể nhấn mạng với bé rằng, “Mẹ sẽ về con ạ”.

– Lời hứa dễ hiểu dành cho bé

Bạn có thể hứa và ước lượng chính xác khoảng thời gian của công việc phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày của bé như bữa cơm hay thời gian bé bú sữa để có thể về ở bên cạnh bé vào những thời điểm như dự định bằng cách nhấn mạnh: “Mẹ sẽ về sau khi con ăn bữa cháo chiều xong” thay vì “Mẹ sẽ về sau 3 tiếng nữa”. Bạn cũng cần gọi điện thoại về nhà hỏi thăm bé khi có việc đột xuất.

Mẹo chào tạm biệt bé 2-3 tuổi

– Thấu hiểu nỗi bồn chồn của bé

Bạn có thể hôn má rồi chào bé: “Để xem nào, con yêu của mẹ lớn rồi đấy, con ở nhà ngoan nhé”. Hành trình “chia tay” với bé mới đi học mẫu giáo thì còn gian nan hơn nhiều. Nhưng, chỉ trong vài ngày đầu,  bé hoảng sợ khi bị bạn bỏ lại ở lớp mẫu giáo, rồi sau đó, bé sẽ ngoan hơn khi quen dần và không quấy khóc nữa. Khi đó, bạn cần thông cảm và nói với bé rằng: “Chiều mẹ sẽ đón con nhé”.

– Lên lịch trình cho bé

Bạn cần xây dựng và cùng bé thực hiện một thời gian biểu hàng ngày cố định cho bé như Bé ngủ dậy 6h30; Bé đánh răng 6h40; Bé ăn sáng vào lúc 7h; Tiếp đó, ông bà hoặc người giúp việc sẽ đưa đến trường mầm non… Khi đó, bạn chỉ cần nói nhẹ nhàng với bé: “Mẹ đi làm đây”, bé cũng không quấy khóc bạn nữa vì bé đang bận bịu với những hoạt động hàng ngày.

hoachuoi173 - 24/01/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Ăn dặm kiểu Nhật
  • Để biết bé yêu của bạn như thế nào lúc ở trường
  • Phương pháp rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ
  • Để cha mẹ phản ứng tốt với những biến đổi về tâm lý ở con mình
  • Nên làm gì khi phát hiện trẻ làm ‘chuyện vợ chồng’?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình