Bé yêu của bạn có thể bị đau rát, khó chịu, hay khóc đêm do bị hăm tả. Lâu dần, hăm tả sẽ tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý của bé.
Khi da của bé tiếp xúc lâu ngày với nước tiểu trong thời gian dài sẽ làm bé bị hăm tả. Nước tiểu và phân trong tã lót có thể tác động với nhau làm tổn thương da, đôi khi nó còn làm bong vảy hoặc phồng rộp da của bé. Nó còn làm cho da bé bị nhiễm trùng. Làn da mỏng manh của em bé bị tả cọ xát, nhất là các chất tẩy rửa trong tã vải không được giặt sạch góp phần vào sự phát triển của hăm tã.
Vào mùa đông, trời lạnh, các mẹ thường vội vàng mặc tã hay quần áo cho bé thật nhanh sau khi tắm bé xong vì sợ bé lạnh. nhiều khi bé chưa được lau khô hết nước trên người, thêm vào đó là lớp tã và quần áo nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ hăm tã cho bé. Sự kết hợp của các enzyme trong phân và nước tiểu với sự ẩm ướt của da, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công làn da non nớt của bé yêu.
Bằng những mẹo nhỏ sau đây, bố mẹ có thể đẩy lùi chứng hăm tã cho bé, nhất là vào mùa đông này
Điều quan trọng nhất để hăm tả cho bé là vệ sinh cho bé thật sạch và đúng cách.
Bố mẹ cần tìm hiểu về các biểu hiện của hăm tả để phát hiện sớm. Khi bị hăm tả, bé thường có các biểu hiện như đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục; đỏ da ở vùng quấn tã; kèm theo mùi khai. Vùng da bị tổn thương thường bắt đầu từ hậu môn sau đó lan dần ra tới mông và đùi của bé. Da căng và có lốm đốm đỏ, mụn nước ở giữa có mủ… Bé bị tiêu chảy cấp cũng là một yếu tố làm dễ cho hăm phát triển, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Để phòng và ngăn ngừa hăm tả cho bé, bạn nên cho bé dùng các loại tã thông thoáng và mềm mại. Mặt tiếp xúc làm bằng chất liệu thông thoáng mềm mỏng cũng giúp trẻ dễ chịu hơn trong sinh hoạt. Tã có vách chống tràn mềm sẽ giúp con bớt cọ xát, mẩn ngứa hơn tả bình thường.
Da trẻ có cấu trúc chưa ổn định và mỏng hơn 5 lần so với da người lớn, cấu nên cực kỳ nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm bởi những hóa chất độc hại. Khi lựa chọn thuốc trị hăm cho trẻ, các mẹ nên mua các loại thuốc mỡ không chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Vì các chất này không có tác dụng trong việc chữa trị hăm cho trẻ mà còn có thể gây kích ứng trên da bé.
Nếu tình trạng hăm tã của bé không cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà, vùng hăm tã nổi mụn nước hay phồng giộp lên hoặc bé sốt bạn phải đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được khám, tư vấn và điều trị.