Bé yêu của bạn đã được 5,6 tháng tuổi, lúc này chỉ sữa mẹ không đủ cho bé tiếp tục phát triển. Trẻ phải được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng và bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vậy bạn đã biết cách cho bé ăn dặn đúng cách chưa?
Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?
Ăn dặm hay ăn bổ sung là cho bé ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo các nhà dinh dưỡng học, sau khi chào đời trong 6 tháng đầu tiên, trẻ cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, cần phải cho trẻ ăn bổ sung vì sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu lớn nhanh và phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
6 tháng tuổi là thời điểm mà hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển và hoàn thiện về chức năng, nó có thể tiêu hóa được thức ăn đặc. Đây cũng là thời gian trẻ đã biết điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng, trẻ tập làm quen với việc nhai và dịch chuyển hàm lên xuống.
Trẻ có thể giảm bú sữa mẹ, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh, khó tiêu hóa thức ăn nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm. Ngược lại, trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dễ suy dinh dưỡng, trẻ chậm lớn, khó tập ăn nếu ăn bổ sung quá muộn.
Ngoài ra, trẻ nên ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì lượng sắt dự trữ không còn, trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt sắt cho trẻ bằng thức ăn bổ sung sẽ. Trẻ sẽ bị thiếu máu nếu cơ thể không có đủ lượng sắt. Từ 6 -12 tháng là khoảng thời gian trẻ dễ bị thiếu hụt sắt lớn nhất vào và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Chọn bột ăn dặm nào cho bé?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn cần tập cho bé ăn bột ngọt rồi dần dần chuyển sang bột mặn. Bé sẽ dễ làm quen hơn khi bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt do nó gần với mùi vị sữa mẹ hơn. Khi chế biến thức ăn cho bé, bạn nên chuyển dần từ ít đến nhiều, từ lỏng sang sệt, rồi đặc dần, tập cho bé quen dần với những thức ăn mới để tránh dị ứng.
Bạn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm: đạm ( gà, tôm, thịt, cá, cua, hải sản),bột đường (cơm, cháo,bột, mì), chất béo (dầu và mỡ), chất xơ (đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc sữa có đậu nành), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ hoặc uống nước ép) trong chế độ ăn dặm của trẻ. Bạn nên cho thêm 2 muỗng dầu ăn vào chén bột để tăng năng lượng và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bạn cần hạn chế sử dụng bột ngọt và muối trong bữa ăn của bé, vì đây là những gia vị rất có hại cho sức khỏe của trẻ.