Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Tuần thứ 2 của thai kỳ

Cho dù tuần này được tính là tuần thai thứ 2, nhưng thực ra lúc này quá trình thụ thai chưa thành công ở đầu tuần. Mãi đến khoảng cuối tuần thứ 2 này thì trứng của bạn mới rụng vào vòi Fallop.

Trong tuần thứ 2 này, trứng được thụ tinh và sẽ phân chia từ 1 tế bào thành 2, thành 4… Khi trứng đi đến tử cung thì đã được phân chia thành 32 tế bào, nhóm tế bào này được gọi là phôi dâu. Và thật nhanh, chỉ 1 tuần sau khi thụ tinh, trứng đã phân chia thành 250 tế bào.
Khi trứng phân chia, thành tử cung và cơ thể bạn bắt đầu tiết ra hoóc môn kích thích nang trứng, khiến một trứng chín. Nếu bạn có vòng kinh đều đặn 28 ngày thì lúc này bạn đang ở thời kỳ chính giữa vòng kinh nguyệt. Đây là thời điểm bạn đang rụng trứng và nếu bạn giao hợp vào khoảng thời gian này mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì rất dễ thụ thai.

Quá trình thụ thai

Hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Một enzyme/chất xúc tác sẽ được tiết ra để giúp một “chú” (có thể là hai) tinh trùng xâm nhập được vào trứng, nơi quá trình thụ tinh sẽ diễn ra.

Quá trình thụ thai 1
Diễn biến chính của tuần thứ hai của thai kỳ là quá trình thụ thai

Sau khi tinh trùng thâm nhập được vào bên trong trứng, đầu của tinh trùng sẽ gắn chặt vào thành nang. Các lớp màng của trứng và tinh trùng hoà vào làm một, kết hợp thành một lớp màng hay một túi chung. Noãn phản ứng lại sự tiếp xúc này bằng cách thay đổi lớp màng bên ngoài, khiến cho các tinh trùng khác không thể lọt vào bên trong.Một khi tinh trùng đã vào được bên trong, đuôi của tinh trùng biến mất. Đầu của tinh trùng to hơn và được gọi là tiền nhân của giống đực và trứng được gọi là tiền nhân của giống cái.

Trong quá trình thụ tinh, vật chất di truyền trong trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau, quyết định giới tính và các đặc điểm di truyền của con bạn. Bây giờ thì bạn thực sự đã thụ thai, mặc dù cơ thể chưa cho bạn biết ngay điều đó. Tùy thuộc vào tinh trùng của người bố có nhiễm sắc thể là gì, X hay Y, con bạn sẽ là gái hoặc trai tương ứng.

Một số dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai:

  • Tắt kinh.
  • Buồn nôn, có thể kèm theo nôn mửa.
  • Chán ăn hoặc thèm ăn.
  • Mệt mỏi.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Ngực thay đổi, nhũn ra.
  • Có cảm giác khác lạ ở khu vực khung xương chậu.
xuanlai - 26/11/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mang thai , Phụ nữ mang thai , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu có thị giác khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Chuẩn bị tốt cho thai nhi khỏe mạnh
  • Các trường hợp thai nghén có nguy cơ
  • Thai nhi và sự phát triển
  • Phụ nữ bị gù lưng và những khó khăn khi mang thai?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình