Mặc dù các triệu chứng khó chịu như ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… của 3 tháng đầu đã bắt đầu biến mất ở 3 tháng giữa nhưng một số triệu chứng khác lại thay thế vào 3 tháng cuối. Các bà bầu lại cảm thấy khó thở và ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn do thai nhi ngày càng to, bắt đầu đè vào các tạng trong cơ thể. Các dấu hiệu này sẽ bắt đầu giảm bớt và mất hẳn sau khi sinh xong.
Biến đổi của cơ thể
Bụng
Tử cung lớn dần, đè vào bàng quang và các cơ quan khác trong cơ thể làm bạn cảm thấy khó thở, nặng nề và căng tức vùng tiểu khung khiến bạn vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Tăng cân
Khối lượng cơ thể của bạn sẽ tăng dần lên. Đặc biệt vào 3 tháng cuối, trung bình 2-2.5kg/1 tháng. Thường xuyên theo dõi cân nặng cơ thể là một yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng thai nhi và bà mẹ.
Vết rạn da
Trên những vùng da mỏng và dễ nhạy cảm như da ở vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, đùi sẽ xuất hiện những vết rạn da màu đỏ tía hoặc nhạt màu hơn.
Thay đổi các sắc tố ở da
Ở các vùng da vốn đã sẩm màu nay càng đậm màu hơn do tác động hiệp đồng của oestrogen và progesteron. Chú ý nhất là ở vùng da ở núm vú, quầng vú, môi bé.
Giãn tĩnh mạch
Các mẹ có hiện tượng giãn tĩnh mạch ở khắp tĩnh mạch do sự thích ứng với tăng thể tích mạch máu. Các mạch máu nông ở vùng cẳng chân sẽ xuất hiện rõ hơn ở các vùng tĩnh mạch khác.
Phù nề
Mí mắt, tay chân, mặt của nhiều ba mẹ húp híp lên vào tháng cuối này. Thường xuyên kiểm tra cân nặng. Nếu có biểu hiện tăng đột ngột trên 2kg trong 1 tuần và mắt sưng húp nhiều kèm theo tăng huyết áp. Cần đến bác sỹ để kiểm tra sức khỏe kịp thời vì có thể bạn đang tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.
Đau lưng
Trọng tải qua lớn của bụng ở phía trước sẽ đè gánh nặng một phần lên cái lưng của bạn. Nội tiết tố relaxin góp vai trò trong quá trình sinh nở gây một cảm giác đau lưng vào giai đoạn này đối với bà bầu.
>>> Xem thêm: Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Những lưu ý vào giai đoạn này
Tháng thứ 7
– Thèm ăn nổi trội trong giai đoạn này. Không nên kiềm chế thèm muốn đó. Nhưng phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp với sức khỏe của bạn. Giàu vitamin A, B, C, giàu Canxi, sắt, kẽm, các chất chống oxi hóa.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ và tránh ăn qua gần giờ đi ngủ, hoặc đi nằm ngay sau khi ăn.
– Ngủ thường xuyên hơn bình thường nhé
– Tham gia lớp học tiền sản để cung cấp những kiến thức cơ bản chuẩn bị thật tốt cho thời kỳ thai sản sắp đến.
Tháng thứ 8
– Đặc trưng của tháng này sẽ xuất hiện những cơn chuyển dạ giả để chuẩn bị cho những cơn chuyển dạ thật.
– Tập thở vào giai đoạn này để thích nghi với những cơn chuyển dạ giả và có ích cho con chuyển dạ thật
– Thường xuyên tập những động tác hỗ trợ cho đáy chậu, sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sinh nở.
Tháng thứ 9
–Ở tháng thứ 9, thai nhi lớn tạo một sức nặng đè ép lên các cơ quan trong ổ bụng. Đặc biệt là bàng quang và khung chậu. Chính điều này làm bạn thấy căng tức và luôn có cảm giác buồn tiểu.
– Đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho việc sinh nở
– Nghĩ ngơi, tạo tinh thần thoải mái cho cuộc vượt cạn sắp đến
– Thảo luận với chồng về các vấn đề sinh nở, cả về tài chính, bệnh viện dự định, chuẩn bị hành lý đóng gói sẵn sàng cho mẹ và bé ngay từ bây giờ.