Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Cách “gần” con cho những người bận rộn

Cuộc sống của các ông bố bà mẹ bận rộn qua đi mỗi ngày với khoảng thời gian rất ít ỏi giành cho con cái. Phải làm gì để có thể thường xuyên “hiện diện” trước mặt con cái để duy trì tình cảm cha mẹ với con cái?

Bọn trẻ có thể cảm nhận được sự vắng mặt của bạn theo cách riêng của chúng. Làm thế nào để biết được điều gì đang xảy ra với trẻ khi bạn không ở bên cạnh chúng?

Lên lịch trò chuyện

Dù là gọi điện cho người trông trẻ mỗi sáng hay sau giờ ngủ trưa, hoặc đã gửi tin nhắn cho con gái tuổi teen đang trên đường đi học về thì vẫn hãy cố gắng sắp xếp thời gian hàng ngày để kiểm tra. (Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng lịch làm việc riêng của bạn phù hợp để duy trì điều này. Sẽ không có điều gì làm bé thất vọng khi bạn bỏ lỡ một cuộc gọi cho trẻ vì đang trong cuộc họp.) Và hãy chú ý thời điểm kết thúc ngày của trẻ chứ đừng chờ đến khi ngày làm việc của bạn kết thúc.

Lên lịch trò chuyện 1
Thời gian ở bên con của nhiều cha mẹ bận rộn có thể là rất ít ỏi

Những tin nhắn yêu thương

Với những đứa trẻ ở tuổi đến trường đã có thể đọc được, hoặc chỉ cần hiểu được những biểu tượng như “Mẹ (hình trái tim) con” thì bạn có thể để những lời nhắn nho nhỏ vào cặp hay hộp đựng đồ ăn trưa hàng ngày của trẻ để trẻ biết rằng bạn đang nghĩ về chúng.

Những cái ôm tưởng tượng

Đối với trẻ 4 tuổi trở lên, chúng đặc biệt có những kỹ năng tưởng tượng rất tốt. Hãy đưa cho trẻ một mật mã đơn giản – bất kỳ điều gì, một bức ảnh, một chiếc cúc hay một đồng xu – những vật khiến bọn trẻ nhớ về bạn và chúng có thể cho vào túi áo hay cặp sách. Khi chúng cảm thấy nhớ bạn, chúng chỉ cần nắm chặt những vật đó và xiết nhẹ. Hãy dạy trẻ nhà bạn cách tưởng tượng ra bạn, hãy nói rằng: con hãy nhắm mắt vào và con sẽ cảm nhận được cái ôm của mẹ.

Những cái ôm tưởng tượng 1
Bạn có thể ứng dụng công nghệ để nhắn gửi yêu thương tới con cái

Hãy tận dụng công nghệ

Hiện nay, rất nhiều trường có blog hay các trang web chia sẻ hình ảnh. Bạn có thể vào đó vào để hiểu thêm về môi trường con bạn đang học, đang chơi. Hoặc nhiều trường có camera theo dõi đưa trực tuyến lên website của trường. Ngồi ở nhà hoặc nơi làm việc, bạn có thể vào Internet để dõi theo con mình đang ở trường như thế nào.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên gọi hay nhắn tin cho trẻ khi trẻ vẫn đang ở trường (trừ những trường hợp khẩn cấp) hoặc kiểm tra quá thường xuyên đối với những trẻ lớn. Chúng có khả năng tự hoàn thành một ngày của mình, bạn muốn dạy bọn trẻ phải tự lập nhưng nếu bạn liên tục thể hiện sự không tin tưởng của mình thì chúng sẽ cảm thấy như chúng không thể là chính mình. Cần phải có sự cân bằng giữa sự quan tâm và giúp trẻ trở nên tự lập.

xuanlai - 14/11/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc bé , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Những món đồ chuyên dụng cho bé tập đi
  • Để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ.
  • Khi mặt bé nổi mụn đỏ thành từng vùng
  • Để cha mẹ và bé được vui tết trọn vẹn
  • Giấm táo mèo giúp bé trị đau họng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình