Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Mang thai tháng thứ 4: Phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh sản của bé

Bạn đã chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình mang thai, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với việc mang thai nên những triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi… đã ít hơn. Thời gian này cơ quan sinh sản, thần kinh, tay chân của bé phát triển mạnh mẽ và dần hoàn thiện hơn. Thông qua siêu âm bạn có thể thấy những cử động của thai và biết chính xác giới tính của thai nhi.

Mang thai tháng thứ 4: Phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh sản của bé 1

Tuần thứ 13

Thời gian này, chiều dài tính từ đầu đến mông của bé ước khoảng 6 – 8 cm và cân nặng đạt từ 13 – 20g và gương mặt của bé đã có nhiều đổi. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau, thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán; tai cũng đã về đúng vị trí.Tuần này cũng là thời điểm các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bé đã hoàn thiện và phát triển. Ruột của bé đang chuyển từ dây rốn vào khu vực của dạ dày, các lông nhung trong ruột cũng đang hình thành; tuyến tụy đã xuất hiện, vận hành và còn tiết ra insulin.

Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các “khớp” thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành. Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn. Đặc biệt, sự phát triển của mí mắt đã giúp bé nhắm, mở mắt một cách dễ dàng. Lúc này, gan bàn tay, gan bàn chân đã xuất hiện, phát triển, làm cho các ngón tay trở nên gần nhau và giúp các ngón chân của bé có thể co, duỗi. Giờ đây, bé đã có thể đưa ngón tay cái vào miệng, mặc dù các cơ mút chưa phát triển nhiều.

Thông qua siêu âm, chúng ta có thể nhìn thấy được một số xương sườn của bé.Nhau thai đã phát triển đến đỉnh điểm và thực hiện nhiệm vụ: cung cấp ôxy, dinh dưỡng và xử lý chất thải của bé. Ngoài ra, nó cũng sản xuất hoóc môn progesterone và estriol để giúp duy trì trạng thái có thai của người mẹ.

Tuần thứ 14

Ở tuần thai thứ 14, tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 7 – 9 cm và có trọng lượng từ 20 – 22g. Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét. Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ da cho bé và lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

Tuần thứ 15

Bây giờ, thai nhi có chiều dài khoảng 10cm, cân nặng khoảng 45 – 50g và bé có thể tự do di chuyển trong túi nước ối. Chính những cử động này đã kích thích sự phát triển của các túi khí nguyên thủy trong phổi. Trong giai đoạn này, chân tay đã cử động thường xuyên hơn và chân có xu hướng phát triển dài hơn tay.

Vị giác đang trong giai đoạn hình thành. Cơ quan thị giác phát triển nhanh. Mắt tuy vẫn nhắm chặt,nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn để một chiếc bóng đèn điện ở gần bụng mình, bé sẽ cảm nhận được những tia sáng phát ra từ bóng đèn và có xu hướng di chuyển tránh xa vùng có nhiều tia sáng nhất. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự di chuyển này.

Đặc biệt,thông qua siêu âm, bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn những cử động dạng này.Thời gian này, nếu siêu âm, chúng ta đã xác định giới tính của thai nhi.

Tuần thứ 16

Đây là thời gian bạn cần chuẩn bị cho sự tăng trưởng rất nhanh của thai nhi trong thời gian tới. Lúc này, thai nhi có cân nặng khoảng 75- 80g, dài khoảng 11,5 cm và có xu hướng tăng gấp đôi về chiều cao và cân nặng trong một vài tuần tới. Chân tiếp tục dài ra, đầu dựng thẳng lên, đôi mắt đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu và tai cũng đang dịch chuyển đến vị trí quy định của nó.

Da đầu và tóc bé đang dần hình thành. Các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và có những mối liên kết mật thiết với nhau.

aiduyen - 28/06/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: mang thai tháng thứ 4 , Sự phát triển của thai nhi , sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

Bài viết liên quan

  • Những điều phụ nữ mang thai cần lưu ý khi đi bộ trong thai kì
  • Mang thai tháng cuối: Thai nhi phát triển để thích nghi với cuộc sống bên ngoài
  • Mang thai tháng thứ 9: Hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé tiếp tục được hoàn thiện
  • Mang thai tháng thứ 8: Hệ thống hô hấp và các cơ đang dần hoàn thiện
  • Mang thai tháng thứ 7: Sự phát triển và hoàn thiện của não bộ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình