Không chỉ gặp nhiều ở người lớn, tỉ lệ viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ (chỉ đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hóa). Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng khá đa dạng, khó nhận biết nên cha mẹ cần hết sức chú ý.
Một số triệu chứng viêm đường tiết niệu trẻ em
Tuỳ theo từng độ tuổi, mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh có những điểm khác nhau, tuổi bé càng nhỏ thì triệu chứng bệnh càng kín đáo, khó phát hiện. Viêm đường tiết niệu ở bé có thể bắt đầu chỉ là sốt nhẹ hoặc sốt kéo dài, có khi sốt cao, cũng có khoảng 10 – 15% bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm, bé khuấy khóc nhiều, bé còn có các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy.
Trẻ đau nhiều khi đi tiểu, có một số trẻ thường khóc khi đi tiểu do bị đau. Một số bé trai lớn hơn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Ngoài ra, bé có thể bị đái dắt, đái buốt, thời gian giữa hai lần đi tiểu ngắn lại. Hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn ở những trẻ lớn do trẻ đã nhận biết được. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục.
Nguyên nhân
Viêm đường tiết niệu ở trẻ do vi khuẩn nhất là E.coli và một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virut.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ khá phong phú. Do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên bé gái dễ bị bệnh hơn bé trai. Hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại cũng là một nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ngược dòng ở những bé trai.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày do bố mẹ cho bé mặc quần thủng đít hay đóng bỉm thường xuyên, không đúng cách, nhất là khi phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau cũng là một yếu tố nguy có làm cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn đường tiết niệu.
Nên làm gì để ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở trẻ?
Bố mẹ có con nhỏ cần quan tâm đến sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết. Khi trẻ bị sốt thì dù là sốt nhẹ hay vừa cũng không được chủ quan và xem thường.
Khi trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu thì việc dùng kháng sinh là bắt buộc. Kháng sinh kháng vi khuẩn gram âm được lựa chọn ưu tiên như nhóm cephalosporin thế hệ 3 với các biệt dược: cefepim, cefoperazol, cefotaxim, ceftriaxon, cefazolin, cefatrizin… theo đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt với liều phù hợp với cân nặng, tuổi.
Với trẻ em bị viêm đường tiết niệu cần cẩn thận khi sử dụng kháng sinh nhóm aminosid (gentamycin, kanamycin…) vì loại kháng sinh này rất độc cho , thần kinh thính giác, thần kinh thị giác, thận và chống chỉ định kháng sinh nhóm fluoroquinolon vì ảnh hưởng xấu tới sụn xương và độc thận.
Bố mẹ cần quan tâm phòng tránh viêm đường tiết niệu cho bé. Các ông bố, bà mẹ cần có phương pháp vệ sinh đúng cách vùng hộ âm, đáy chậu, hậu môn. Bạn nên vệ sinh vùng đó cho bé theo chiều trước – sau, không nên tiến hành theo chiều ngược lại vì có thể gây nhiễm bẩn. Chú ý cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Khi bé bị đái dầm, hẹp bao quy đầu hay dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần được can thiệp sớm, điều trị đúng để bệnh không chuyển thành mạn tính và suy thận.