Bạn cảm nhận được sự phát triển của con yêu qua từng ngày, có thể bạn sẽ không kịp nhìn thấy rõ hay bỏ lỡ những giây phút phấn khởi, vui mừng khi bé có thể làm một động tác mới nào đó . Dưới đây là những hoạt động của trẻ hai tuổi có thể làm được. Bạn hãy tham khảo, quan sát và ghi lại lịch từng bước phát triển của bé nhé.
Trong thời kỳ này, bé tiếp tục lớn và phát triển nhưng chậm hơn. Chức năng vận động của trẻ phát triển nhanh, trẻ bắt đầu tự đi một mình rồi chạy, tập leo trèo, đá banh, tập vẽ, viết nguệch ngoặc, những trò chơi bắt chước. Tín hiệu thứ 2, ngôn ngữ phát triển.
Nói
Trẻ có thể bập bẹ nói từ những tháng trước đó, nhưng từ 15 – 18 tháng, bạn có thể nghe bé nói được những từ ngữ tròn âm tròn tiếng . Hầu hết các bé có thể phát âm những từ đơn giản hoặc cụm hai từ có nghĩa như: “đau”,”đói” , “quả bóng”, “đi xe”,“không thích”, “tới đây”, khi bé được 18 – 24 tháng, … Đến 2 tuổi, vốn từ vựng của bé có khoảng 50 từ.
☛ Có thể bạn quan tâm: Dạy trẻ cách phát âm chuẩn ngay từ nhỏ
Tự đi một mình
Sự phát triển vượt trội của trẻ trong năm thứ hai là trẻ tự bước đi một mình mà không cần sự trợ giúp nào, trẻ có thể bước đi từng bước một cách quyết đoán mặc dù bước chân của trẻ còn loạng choạng và dễ vấp ngã . Từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 17, trẻ bắt đầu tập đi, do vậy bạn cũng đừng lo lắng quá nếu con bạn tập đi chậm một vài tháng. Trung bình 14 tháng trẻ có thể đi được.
Chạy và leo trèo
Sau khi trẻ tự bước đi một mình, đến khoảng 16 tháng bé sẽ nhanh chóng tự tập chạy. Trong giai đoạn này, trẻ dễ bị những chấn thương, xây xát do té ngã khi chạy để đuổi theo một vật nào đó.
Trẻ leo trèo khi bám vào các vật dụng trong nhà là điều mà hầu như đa số các bạn sẽ không muốn trẻ làm. Nhưng đây cũng là một bước phát triển của trẻ mà bạn nên ghi chú vào lịch trình phát triển của trẻ. Tay chân bé có thể bám víu liên tục vào tủ, bàn, ghế trong nhà để leo trèo trong năm thứ 2 này. Vì vậy, bạn nên cẩn thận không nên để bé leo trèo một mình, nhất là khi trẻ leo cầu thang.
Viết nguệch ngoạc
Con yêu của bạn có thể nguệch ra một đường thẳng hay những hình ảnh vô định bằng cách cầm bút chì bên tay phải hoặc tay trái khi bé vớ được giấy và bút, hoặc ngay cả trên tường nhà. Trẻ sẽ tiếp tục phát triển cơ ở bàn tay và ngón tay trong giai đoạn này. Các ngón tay khéo léo hơn sẽ giúp bé cầm viết chì để nguệch ngoac khắp nơi và tập xúc ăn bằng muỗng. Và bé có thể xếp được một tháp cao, khoảng 8-10 khối hình.
Những trò chơi bắt chước và chơi cùng bạn bè
Sự thay đổi quan trọng nhất về não bộ của bé là bé có thể tham gia những trò chơi đóng vai từ khoảng 18 – 24 tháng. Bé có thể vào vai làm mẹ để đút cháo cho búp bê hay cầm điện thoại nói những lời vô định và đi lại quanh nhà giống như hình ảnh hằng ngày của bố.
Dễ chán ăn, biếng ăn
Thời điểm 2 tuổi là lúc trẻ bắt đầu phát triển thêm nhiều kỹ năng mới về ngôn ngữ, trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ bước vào giai đoạn này lại gặp tình trạng biếng ăn, chán ăn, không muốn ăn những đồ ăn mà mẹ nấu. Lúc này, mẹ cần phải đặc biệt chú ý, mau chóng tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục. Bởi nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển trí tuệ của con sau này.
2 tuổi là thời gian hợp lý nhất để bạn cho bé cùng chơi và giao tiếp với các bạn cùng trang lứa, tuy nhiên những xung đột khó tránh khỏi do tính “giữ của” của các cô cậu gây ra . Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển tivi… với các thành viên khác trong nhà và với bé. Và bạn hãy cố gắng hòa giải tất cả những xung đột của bé nhé. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc trẻ 2 tuổi, các mẹ có thể tham khảo thêm tại website: hanhphucgiadinh.vn