Các bà nội trợ đều biết, mua một nồi áp suất rất thuận tiện vừa giúp quá trình nấu nướng trở nên nhanh chóng, sạch, an toàn và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nhưng cũng rất nhiều chị em còn chưa biết nên chọn nồi áp suất thế nào tốt nhất và an toàn nhất khi sử dụng. Sau đâu là một số lưu ý để chọn lựa và sử dụng nồi áp suất.
Kích thước như thế nào
Khi chọn mua nồi áp suất bạn không nên dựa theo sở thích, suy nghĩ của mình: ” mua nồi càng to càng tốt ” là không chính xác đâu bạn nhé. Nồi to sẽ tốn nhiều nhiên liệu để làm nóng nồi trước khi có thể làm chín thức ăn. Vì vậy bạn cần xem nhu cầu như thế nào cho phù hợp, nồi áp suất cho gia đình thì nồi nhỏ hơn so với quán ăn. Bởi thế, tùy vào khẩu phần ăn hằng ngày mà bạn chọn kích thước nồi cho phù hợp.
Khi nấu, chế biến thì cần chú ý nên nấu thức ăn với dung lượng không quá 2/3 nồi. Còn những thực phẩm nổi nhiều bọt trong khi nấu thì không thể nấu quá 1/2 dung tích nồi.
Vật liệu của nồi
Vật liệu của nồi áp suất cũng là một vấn đề quan trọng thường thì được làm bằng: nhôm và thép không ghỉ.
Nồi bằng nhôm có ưu điểm sau đây: dẫn nhiệt tốt làm cho quá trình nấu ăn nhanh, thật dễ dàng vệ sinh sau khi nấu, có trọng lượng nhẹ. Nhưng nó có nhược điểm là độ an toàn thực phẩm không cao. Do đó mà nồi bằng nhôm ít được lựa chọn hơn.
Nồi làm bằng thép không gỉ có độ bền cao hơn, phần đáy dày nên được ưa thích hơn so với những vỏ nồi làm bằng nhôm. Nồi này thì quá trình nấu ăn lâu hơn và nặng hơn nồi nhôm.
Phần tay cầm, nắp và khóa nắp nồi cũng quan trọng không kém do phần tay cầm là nơi bạn tiếp xúc nhiều nhất, chọn những nồi có tay cầm bọc nhựa cứng, tốt. Tay cầm và nắp nồi phải được gắn chắc chắn vào thân nồi. Với nồi lớn bạn cần chọn loại có hai tay cầm để nhấc nồi dễ dàng và an toàn hơn khi đang chế biến thức ăn và lấy thức ăn chín ra ngoài.
Lưu ý khi chọn nồi, nên chọn những loại có chốt an toàn ở khóa để tránh trường hợp bung khóa khi áp suất cao hoặc va chạm. Và hầu như các nồi áp suất hiện nay đều đáp ứng được yêu cầu này.
Bộ phận điều chỉnh áp suất
Là bộ phận gồm nhiều loại van, có nhiệm vụ kiểm soát và hiện thị trạng thái áp suất của nồi để người dùng có thể điều chỉnh hoặc bật tắt các tính năng. Bộ phận này luôn hoạt động và được phân thành các loại van sau: Van nhảy, van quả tạ, và van quả tạ kiểu mới.
Van nhảy: Người ta thường thiết kế một đường kẻ hoặc đánh dấu bằng những màu sắc khác nhau ở mặt đồng hồ hiển thị mức áp suất trên nồi để báo hiệu sự thay đổi giữa hai mức áp suất.
Van quả tạ (hay còn gọi là van quả lắc): Bộ phận điều chỉnh áp suất này có hình dạng giống quả lắc nhỏ, được thiết kế nằm trên lỗ thoát hơi và sẽ bắt đầu đong đưa khi áp suất đạt đến mức được cài đặt sẵn trước đó.
Van quả tạ kiểu mới: Loại van này được gắn vào lỗ thông hơi nhưng thay vì đong đưa như bình thường, chúng sẽ phun ra hơi nước từng hồi để duy trì mức áp suất ổn định trong nồi. Lúc hơi nước bắt đầu đẩy ra ngoài là thời điểm mức áp suất đã đạt yêu cầu.
Sử dụng và bảo quản nồi như thế nào?
Mỗi loại nồi áp suất đều có sách hướng dẫn sử dụng đầy đủ, sau đây là một số yêu cầu chính khi sử dụng nồi áp suất:
– Không nên nấu lượng thực phẩm đầy quá; thực phẩm nấu chừng 2/3 nồi là vừa. Khi nấu hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.
– Ðậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không.
– Khi đặt lên bếp nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi ta có thể điều chỉnh lửa trở lại. Tuỳ theo loại thức ăn ta nấu mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách.
– Sau khi nấu xong bắc xuống bếp chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, cẩn thận tránh bùng hơi nóng gây phỏng. Không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội.
– Sau khi sử dụng chùi rửa sạch sẽ nhớ chùi rửa kỹ ở gioăng cao su và các van không để thức ăn bám vào đó.