Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Cách ngăn ngừa chứng co cứng cơ khi mang thai

Chứng co cứng cơ hay chuột rút là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian, sau đó cơ sẽ tự trở về trạng thái thư giãn bình thường. Khác với thông thường, cơ bắp phải co – dãn theo ý muốn và vận động của chúng ta. Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, nhưng thường gặp vào các tháng cuối.

Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp khi mang thai.
Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp khi mang thai.

Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức, ví dụ như xảy ra ở vận động viên sau vận động kéo dài hay có cường độ cao, xảy ra ở người đang bơi lội mà không có quá trình khởi động hiệu quả trước đó. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải: ví dụ như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, can xi….

Khi mang thai, đặc biệt ở những tháng đầu, do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối, do yêu cầu sử dụng can xi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng can xi và thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ can xi cho phù hợp với nhu cầu cơ thể… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là can xi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng co cứng cơ.

Đặc biệt ở tháng cuối, trong một số trường hợp, cần phân biệt tình trạng co cứng cơ với những triệu chứng báo động của co giật do sản giật. Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng; trong khi ở sản giật, thai phụ có thể có tăng huyết áp trước đó, người bị phù nhiều, ngay trước khi có cơn giật thường rất nhức đầu, sau đó có co cơ (thường ở vùng mặt lẫn vùng chi), mất tri giác lúc có co cơ, sau đó tỉnh lại chậm hay lại tiếp tục có cơn giật mới. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế; trong lúc vận chuyển cần lưu ý quan tâm đường thở của bệnh nhân cũng như tránh việc co giật cơ cắn có thể làm đứt lưỡi.

Điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ ở thai phụ cũng giống như ở những người bình thường là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp; thậm chí không cần làm gì cơ cũng có thể tự động trả lại tư thế bình thường nhưng đòi hỏi thời gian và thai phụ sẽ chịu đau trong thời gian chờ đợi. Điều trị dự phòng được khuyên sử dụng thêm magiê trong tháng cuối (do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi). Chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung can xi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.

trongchung - 02/04/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Những mẹ bầu bị cận thị cẩn trọng khi “vượt cạn”
  • 7 dấu hiệu cần được đặc biệt chú ý khi mang thai
  • Giải pháp giúp mẹ bầu chống nóng hiệu quả
  • Khắc phục cảm giác khó chịu ở bà bầu
  • Những thông tin mẹ bầu cần biết tình trạng nước ối

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình