Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bé một tháng tuổi

Như vậy là bé yêu của bạn đã được 1 tháng tuổi rồi. Đây là một mốc phát triển vô cùng quan trọng. Lúc này các trò chơi đơn giản là một cách tuyệt vời nhất để hướng dẫn bé làm quen với thế giới mới lạ bên ngoài.

 1

Giờ chơi

Việc chơi với trẻ sơ sinh là một cách tuyệt vời nhất để hướng dẫn bé bước vào một thế giới mới lạ một cách nhẹ nhàng. Điện thoại di động kiểu có độ tương phản cao và những trang sách có hình khuôn mặt trẻ con sẽ lôi cuốn bé.

Một phòng tập chứa đầy đồ chơi hấp dẫn để bé nhìn, cầm nắm, đập phá và lắng nghe, sẵn sàng giúp bé thực hành những kỹ năng phối hợp cánh tay, bàn tay và ngón tay, khiến bé nằm chơi một cách thích thú hơn. Bạn rất nên nằm cạnh và chơi cùng bé.

Mặc dù lúc này bé có thể cảm thấy thích thú nhưng bé vẫn chưa có sự phối hợp tay và mắt để với lấy vật mà bạn để trước mặt bé. Kỹ năng này sẽ phát triển khi bé được 4 tháng tuổi. Còn bây giờ bạn sẽ vẫn phải đưa đồ chơi tận tay cho bé. Bạn biết không ngón tay út của bạn có thể là một trò rất thú vị với bé đấy.

Khám phá các giới hạn

Lúc mới sinh bé không có ý niệm rằng tay và chân được dính liền với người bé. Bây giờ thì tất cả đã thay đổi khi bé bắt đầu khám phá cơ thể mình, những phần bé tìm hiểu trước tiên chính là tay chân bé.

Hãy khuyến khích niềm đam mê của bé bằng cách giữ cánh tay bé giơ lên trên đầu và hỏi “Bé lớn như thế nào nhỉ?” và đếm ngón chân của bé. Hãy đưa bàn tay của bé ra trước mặt để bé có thể nhìn thấy và cảm thấy chúng tồn tại cùng một lúc.

Trẻ thường khó khăn khi điều tiết nhiệt độ cơ thể, và sự lưu thông cũng không tốt. Yên tâm rằng bé có thể thoát nhiệt qua tay và chân. Hãy đảm bảo rằng các ngón chân và tay được đi tất và bao tay khi trời lạnh, đặc biệt khi đem trẻ ra ngoài.

Nói chuyện với bé

Con bạn có thể ríu rít, thủ thỉ, lẩm bẩm và ầm ừ để biểu lộ cảm xúc của mình. Một số ít trẻ cũng bắt đầu kêu ré lên và cười. Hãy chắc rằng bạn cũng sẽ thủ thỉ và ríu rít lại và nói chuyện đối mặt với trẻ. Bây giờ bé sẽ rất thích thú khi bạn nhìn chằm chằm vào bé.

Nếu bạn bận làm gì, con bạn sẽ vẫn muốn được nghe thấy giọng nói của bạn. Hãy nói chuyện với bé bằng giọng trẻ con, bé rất thích điều này, vì hầu hết trẻ nào cũng thích nghe giọng the thé – giọng rất đặc trưng của trẻ nhỏ. Khi nói chuyện với bé thực chất bạn đang dạy cho bé những cấu trúc cũng như chức năng của ngôn ngữ.

Hãy kể lại một ngày của bạn cho bé yêu nghe. Bé sẽ thích cuộc hội thoại của bạn và thậm chí bắt đầu kêu lên theo những ý kiến của riêng mình.

xuanlai - 28/09/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Những món đồ chuyên dụng cho bé tập đi
  • Để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ.
  • Khi mặt bé nổi mụn đỏ thành từng vùng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình