Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Làm thế nào để nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ?

Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ em đang gia tăng rất nhanh chóng ở Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị  sớm sẽ có nhiều cơ hội giúp cải thiện được hành vi và tăng cường sự phát triển của não ở trẻ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa phục hồi chức năng, bệnh viện nhi Trung Ương, bố mẹ có thể nhận biết sớm con tự kỷ dựa vào việc quan sát những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.
Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 0-6 tháng:

– Thờ ơ với âm thanh (cảm giác như trẻ bị điếc).
– Hành vi bất thường: tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.
– Khả năng tập trung kém: Không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.
– Bất thường về vận động: giảm hoạt động, có tư thế bất thường khi được bế.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 6-12 tháng:

– Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và tay ở trước mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…
– Không chú ý đến người khác.
– Không phát âm hoặc rất ít.
– Bất thường về vận động: Giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá mức.
– Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào, tạm biệt, chỉ tay…)

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ trên 12 tháng:

Trẻ khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp xã hội:
– Mất hoặc không đáp ứng với âm thanh
– Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu…). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp…)
– Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…
– Hoạt động theo nhóm giảm, khó tham gia vào trò chơi, kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ.
– Hành vi bất thường: tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân… ), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục)…

Phụ huynh cũng có thể tham khảo 5 dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ của Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ:

– Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng.
– Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
– Không biết đáp lại khi được gọi tên.
– Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
– Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

trongchung - 16/03/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tự kỷ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cân nặng khi chào đời có liên quan tới bệnh tự kỷ ở trẻ
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc
  • Cần biết về bệnh tự kỷ ở trẻ
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình