Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Hãy xin lỗi con nếu mình có sai sót

Người lớn hay trẻ con cũng đều có thể mắc lỗi. Thế nhưng trẻ con thường phải xin lỗi trong khi có rất ít người lớn nói lời xin lỗi con trẻ? Họ cảm thấy thật khó khăn khi nói xin lỗi với trẻ con!?

Hãy xin lỗi con nếu mình có sai sót 1
Hãy thể hiện sự tiếc nuối và ân hận của bạn khi làm tổn thương con.

1. Nhận ra rằng mình đang có lỗi

Trẻ con cũng như người lớn cần được đối xử công bằng. Ai cũng có thể xin lỗi, đừng nghĩ rằng bạn là người lớn mà có quyền áp đặt mọi thứ cho con trẻ.

2. Hạ nhiệt

Nếu bạn đang căng thẳng giận dữ khó kiềm chế, bạn nên có chút thời gian ở một mình trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện với con bạn. Bạn nên suy nghĩ tại sao điều đó lại xảy ra và thử nghĩ rằng nếu bạn rơi vào trường hợp đó.

3. Xin lỗi một cách đơn giản và trực tiếp

Hãy thể hiện sự tiếc nuối và ân hận của bạn khi làm tổn thương con trẻ. Thay vì nói: “Bố/mẹ rất bực mình với con”, bạn có thể nói nhẹ nhàng hơn: “Bố mẹ đã không bình tĩnh khi nói con lười biếng và vô tích sự”. Sự phân tích của bạn sẽ giúp trẻ hiểu được những cái đúng cái sai trong cuộc sống mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.

4. Đừng bao giờ lấy lý do vì khách quan mà mình có lỗi

Bạn hãy tự nhận những sai lầm của mình. Ví dụ “bố mải chơi mà quên đón con, hay hôm qua mẹ đã trách nhầm con”. Bạn không nên tỏ ra là người có quyền lực nhất trong nhà, khi làm sai điều gì không cần phải sửa hay xin lỗi. Điều đó sẽ làm trẻ không còn niềm tin vào người lớn và sẽ học theo thói xấu của bố mẹ.

5. Lắng nghe con bạn nói

Bạn và con cần một khoảng thời gian để hiểu nhau hơn. Nếu bạn ngại nói trực tiếp với con, bạn có thể viết ra giấy hoặc gửi mail cho con bạn. Bạn và con cũng cần tìm ra cách giải quyết tốt nhất để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

6. Hãy luôn nhớ rằng bạn không phải là người hoàn hảo để không mắc lỗi

Điều quan trọng là bạn biết được những lỗi của mình và tránh.

7. Không đút lót

Có thể bạn nghĩ rằng bạn có thể bù đắp cho trẻ mỗi khi mình có lỗi. Nhưng không nên làm vậy. Việc làm đó của bạn sẽ được hiểu là sự hối lộ và nó làm cho trẻ rất khó có thể tha thứ cho sai lầm của người khác. Mà trong cuộc sống sự tha thứ lại nhiều khi quan trọng hơn rất nhiều điều khác.

8. Hạn chế phải nói lời xin lỗi

Khi bạn xin lỗi nhiều lần cho một vấn đề, bạn sẽ đuợc hiểu là thiếu sự thành thật. Bạn đừng nghĩ là trẻ con sẽ biết điều này. Do vậy hãy chú ý quan tâm thực sự đến trẻ để tránh gặp phải trường hợp mà bạn phảinói lời xin lỗi nhiều.

xuanlai - 19/09/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Cẩm nang gia đình , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của các giác quan và khả năng học tập của bé 2 – 3 tuổi
  • Những điều mà con trẻ không đáng phải nghe
  • Hai câu chuyện ở hàng cháo ăn sáng
  • Xây dựng những tố chất cần thiết ở con trẻ
  • Giúp con ý thức đúng về giá trị con người và lao động

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình