Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Kém hấp thu do đại tiện phân mỡ có nguy hiểm không?

Hỏi: Con trai tôi năm nay 6 tuổi, cháu ăn uống bình thường, nhưng rất gầy, đi đại tiện phân thường có màu xanh xám, thỉnh thoảng phân có ánh mỡ. Vừa rồi đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai được chẩn đoán kém hấp thu do đại tiện phân mỡ. Xin quý báo cho biết thêm bệnh này có nguy hiểm không?

Kém hấp thu do đại tiện phân mỡ có nguy hiểm không? 1
Trả lời: Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày, nhất là ruột non, ruột già; ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy… Kém hấp thu được xem như là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu này trong đó có nguyên nhân do đại tiện phân mỡ. Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Gluten có chủ yếu trong lúa mì, phomat, lúa mạch, nhưng không có trong gạo và ngô. Bệnh đại tiện phân mỡ (Coeliac) là loại bệnh do ruột non teo các vi nhung mao dẫn tới không dung nạp được gluten. Hậu quả là kém hấp thu toàn thể các loại thức ăn. Nếu loại bỏ gluten trong thức ăn thì chức năng của ruột non trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu sử dụng thức ăn có chứa gluten trở lại thì bệnh tiếp tục tái phát. Đây là bệnh lý hay xảy ra  ở trẻ em là khi bắt đầu cho thức ăn có gluten, ở người lớn vào khoảng 40-50 tuổi.

Ở trẻ em: Tuổi bắt đầu biểu hiện là 6 tháng – 2 năm. Phân nhiều, thường có màu xám sẫm và mỡ, đôi khi lỏng, có thể có táo bón. Trẻ suy kiệt, thờ ơ, đôi khi lên cơn tetany.

Ở người lớn: Triệu chứng tiêu hóa chỉ chiếm 50% trường hợp, bao gồm tiêu chảy, trướng bụng, chán ăn, gầy sút; phân nhiều, nhão, có màu xám, bóng và nhiều nước; ngoài ra là các triệu chứng toàn thân như thiếu máu, rối loạn tâm thần kinh, da khô, tăng sắc tố, móng tay khum, viêm lưỡi, viêm lợi, áptơ miệng và niêm mạc nhợt nhạt, phù…

Nếu không điều trị kịp thời có thể là tiền đề cho ung thư, thường gặp nhất là ung thư biểu mô thực quản và ruột non, nhưng cũng có nguy cơ biến thành u lympho (lymphoma) hoặc biến chứng viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng.

Điều trị chủ yếu bằng ăn không có gluten làm giảm các triệu chứng chủ quan sau vài tuần, các test hấp thu cải thiện sau 3-6 tháng. Nhưng phải cần 1 năm mới hồi phục các vi nhung mao. Khi bắt đầu điều trị, cũng chống chỉ định dùng sữa do thiếu men disaccharidase thứ phát. Cần bổ sung vitamin và thành phần vi lượng trong thức ăn. Bù dịch và nuôi bằng đường ngoài miệng trong thể nặng. Một số trường hợp không đáp ứng với điều trị có thể thử phối hợp corticoid.

xuanlai - 21/09/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm họng cấp
  • Chảy máu cam ở trẻ và những điều bạn nên biết
  • Thực phẩm cho bé mắc sởi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình