Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Dậy thì ở trẻ, độ tuổi nào là sớm?

Dậy thì sớm ở trẻ đang trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay. Độ tuổi được coi là dậy thì sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Độ tuổi chính xác vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Vậy dậy thì ở trẻ, khi nào là sớm?

Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt. Những trường hợp còn lại thường không rõ nguyên nhân nhưng có thể điều trị để giảm tốc độ.

Dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Độ tuổi chính xác vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng, cần hạ độ tuổi chính thức nói trên xuống nữa. Nhóm khác lại nói làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ cần được điều trị thực sự.

Cần phân biệt dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác.

Các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này. Trong số đó, phải kể đến u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp. Ở các bé gái trên 6 tuổi, những nguyên nhân kể trên thường rất hiếm gặp nhưng vẫn cần được bác sĩ cân nhắc. Một nguyên nhân khác cần được chú ý là gia tăng lượng estrogen đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ plastic… Dậy thì sớm xuất hiện ở các bé gái nhiều hơn 10 lần so với các bé trai.

Dậy thì ở trẻ, độ tuổi nào là sớm? 1
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới.

Trong suốt thời kỳ dậy thì, xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm, chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.

Trẻ dậy thì trước 8 tuổi cần được kiểm tra kỹ bằng: Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện hàm lượng hormon bất thường; chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm; chụp Xquang cổ tay giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh quá so với tuổi thực – ví dụ, đứa trẻ lên 7 mà tuổi xương lại tương đương với trẻ 12 tuổi, thì nhiều nguy cơ trẻ không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Dậy thì ở bé gái

Dấu hiệu đầu tiên là ngực phát triển. Ngực nhú lên thành những cục nhỏ dưới núm vú, ở một hoặc cả hai bên. Những cục này có thể cứng và có kích thước khác nhau. Thời điểm này trẻ thường bắt đầu cao nhanh.

Sau khoảng 6 tháng, lông mu xuất hiện (mặc dù ở một số trẻ, mọc lông mu lại là biểu hiện đầu tiên của dậy thì), rồi đến lông nách.

Trong vài năm tiếp theo, ngực tiếp tục lớn lên, lông mu và cơ quan sinh dục ngoài tăng trưởng dần dần, dẫn tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thay đổi này thường xuất hiện vào 12,5 – 13 tuổi, khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.

Cơ thể tiếp tục phát triển và toàn bộ quá trình dậy thì hoàn tất sau 3 – 4 năm, với ngực, quầng vú và lông mu phát triển như ở người lớn.Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái thường cao trung bình 7 – 8cm/năm và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.

Dậy thì ở bé trai

Quá trình này thường bắt đầu muộn hơn ở con trai, trung bình là 11,5 – 12 tuổi: Dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng kích thước tinh hoàn; vài tháng sau, lông mu bắt đầu mọc; lông mu, lông nách, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển; nam đạt tốc độ tăng chiều cao tối đa chậm hơn nữ 2 – 3 năm. Hiện tượng này thường bắt đầu bằng bàn tay và bàn chân to ra, rồi đến cánh tay và cẳng chân, thân và ngực phát triển. Những thay đổi khác bao gồm giọng trầm hơn, cơ bắp to lên, có khả năng cương cứng và xuất tinh… Ở một số em trai, ngực có thể phát triển. Những thay đổi trên vẫn tiếp tục, quá trình dậy thì hoàn thành sau 3 – 4 năm với lông mu, tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như ở người lớn.

Cha mẹ nên chia sẻ sự bất an với con

Khi ở lứa tuổi này, các em khát khao vươn ra với vũ trụ, đam mê sự riêng tư, quan tâm đến xã hội, những người xung quanh và khắc khoải về bản thân. Đặc điểm của thời kỳ này là tính bất nhất, hay thay đổi, khó hiểu. Cha mẹ nên theo dõi, chia sẻ động viên con, về những cảm nhận của tuổi mới lớn không dễ nói thành lời và tôn trọng sự riêng tư, chấp nhận sự bất bình thường để các con tự tin hơn.

trongchung - 07/02/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Hạnh phúc là chìa khóa cho sự thành công của trẻ trong tương lai
  • Ngủ cùng cha mẹ, trẻ được lợi gì?
  • Những lợi ích của sự hài hước với trẻ nhỏ
  • Xu hướng mới với bệnh tự kỷ ở trẻ
  • Trẻ 5 đến 6 tuổi: Trẻ phát triển thể chất vượt trội và tính cách bướng bỉnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình