Khi nhận ra Quỳnh quyết liệt phản đối, anh ta mới bỏ ra, hậm hực buông một câu: “Đã thèm muốn chết lại còn làm bộ!”, trước khi bỏ đi. Sau hôm đó, Quỳnh nung nấu quyết tâm tìm chỗ làm khác. Cô tự thề với mình từ giờ sẽ không đem chuyện riêng ra nói với ai nữa trừ người bạn thân nhất của mình.
Hiền, 32 tuổi, vẫn còn uất ức khi kể lại chuyện về gã hàng xóm của cô tại một khu chung cư cũ của Hà Nội.
Chồng Hiền chỉ hơn vợ có 4 tuổi, nhưng khả năng sinh lý kém và từ hai năm nay thì rất ít khi “làm nên cơm cháo” ở trên giường. Là một phụ nữ ở độ tuổi sung sức, dĩ nhiên Hiền trải qua những ngày thiếu thốn tình dục một cách không dễ dàng gì. Có điều, biết chồng không có lỗi nên chị chẳng kêu ca, và ít nhất cho đến lúc này vẫn chưa nghĩ đến chuyện tìm kiếm lạc thú từ một người đàn ông khác.
Chồng bất lực cũng là chuyện gây mất mặt cho người vợ, Hiền nghĩ vậy, nên chị cũng chẳng dám tâm sự với ai. Thế mà không hiểu sao, Hùng, hàng xóm ở cùng tầng 4 với gia đình chị, lại biết.
Hồi đầu, Hiền chỉ nghĩ Hùng là gã đàn ông hơi có máu dê khi anh ta cứ cười tít mắt, ăn nói cợt nhả mỗi lần thấy chị chăm sóc mấy chậu cây ở hành lang, hoặc sấn vào đòi xách giúp đồ, tiện thể đụng vào chị khi thấy chị lên cầu thang với mớ rau dưa thịt cá. Là hàng xóm sát vách, sợ xảy ra điều tiếng không hay, Hiền thường tìm cách tránh, nhưng anh chàng vẫn tìm được nhiều dịp tiếp cận chị.
Một buổi Hiền mệt nên nghỉ ở nhà. Nằm một lúc, thấy nắng đẹp, chị tiếc nên ngồi dậy giặt ga gối rồi đem phơi ngoài ban công. Phơi xong quay vào, chị đã thấy Hùng ngồi lù lù trong phòng khách, nhăn nhở thanh minh: “Thấy em ốm nên anh sang thăm”. Hiền ngán ngẩm hỏi em có bảo với ai là bị ốm đâu mà anh biết. “Anh biết hết. Anh còn biết tại sao em ốm nữa cơ”, anh chàng cười. Rồi Hùng sán lại gần ôm lấy chị, bảo: “Em đẹp hơ hớ thế này mà bị chồng bỏ đói, không ốm mới lạ. Để anh chữa giúp cho, đảm bảo em lại khỏe, lại đẹp mọng lên ngay”.
Hiền cố sức đẩy gã hàng xóm dê xồm ra, nhưng anh ta vừa cố làm bừa vừa lải nhải: “Em không phải ngại, anh giúp thật lòng, nhìn cảnh em anh thông cảm lắm, thương lắm. Có gì mà ngượng, người khỏe mạnh thì phải có nhu cầu…”.
Chỉ đến khi người phụ nữ nổi khùng, cao giọng dọa sẽ hét ầm lên cho mấy nhà xung quanh biết, anh ta mới cụt hứng buông ra, vẻ như ngạc nhiên, trước khi về còn dặn: “Lúc nào em hết mệt, thấy cần thì cứ mạnh dạn bảo anh”. Sau hôm đó, Hùng vẫn tiếp tục tìm cơ hội “tấn công” và phải mất hàng tháng trời anh ta mới tin chị Hiền cự tuyệt thật chứ không phải là làm bộ.
Tưởng thoát, ai ngờ sau khi Hùng chịu rút lui, thỉnh thoảng chị Hiền lại gặp những câu gợi ý bóng gió, những cái nháy mắt đểu giả của vài người đàn ông trong khu nhà, những kẻ vẫn hay ngồi quán chè chén với Hùng, tuy không ai có gan sấn sổ xông vào như anh ta. Chị biết Hùng không ăn được thì phá cho bõ tức, nhưng không hiểu nổi tại sao anh ta biết chuyện chồng mình bất lực.
Khéo léo thăm dò chồng, chị mới biết, có lần chồng chị đã nhờ anh ta tư vấn về các loại thuốc tráng dương, hay những món ăn có lợi cho “chuyện ấy” của đàn ông. Sự nhiệt tình và mồm mép của Hùng khiến cho chồng Hiền sau một lúc cũng rút gan rút ruột đem hết nỗi khổ khó nói của mình ra tâm sự. Hùng ra vẻ tốt bụng, mách cho anh rất nhiều món ăn “hiệu lực như thần”, nhưng anh ăn mãi mà “yếu” vẫn hoàn “yếu”.
Chuyện của Quỳnh thì còn tồi tệ hơn.
Câu nói này của gã đồng nghiệp “yêu râu xanh” khiến Quỳnh vừa xấu hổ, vừa tủi thân, vừa phẫn uất đến tím mặt. Nhưng cô cũng tự trách mình đã không biết giữ mồm giữ miệng, đem cả chuyện thầm kín ra chia sẻ với “hội bà tám” trong cơ quan.
Thực ra không chỉ Quỳnh, mà hầu hết phụ nữ trong công ty đều hay kể với nhau những chuyện của gia đình, từ mẹ chồng tham lam, xấu tính đến chồng ở bẩn, ki bo, từ em chồng đanh đá đến ông bố chồng sĩ diện, phiền toái. Mỗi lần kêu ca được một chút, họ thấy lòng nhẹ đi và vui vẻ trở lại, trở về làm vợ tốt, dâu tốt.
Chuyện chồng bất lực khiến cuộc sống gối chăn “một tháng đôi lần có cũng không”, dù rất bức xúc muốn được chia sẻ với ai đó nhưng lúc đầu, Quỳnh vẫn ngần ngại không dám nói. Tuy nhiên sau nhiều lần thấy mấy chị già vừa cười khanh khách vừa kể về những lần “thất trận thảm hại” của chồng họ, cô cũng dẹp hết ngại ngần mà tâm sự chuyện của mình.
Không ngờ, ít hôm sau, khi công ty đi ăn liên hoan ở nhà hàng, cánh đàn ông bàn nhau uống rượu ba kích để “ông uống bà khen hay”, một anh chàng gọi to tên Quỳnh rồi bảo: “Sao em không mua rượu này cho chồng em uống?’. Quỳnh đỏ mặt tía tai, chỉ biết im lặng lờ đi. Trưa hôm sau khi chị em cùng ăn cơm hộp với nhau trong phòng làm việc, Quỳnh mới trách họ là chuyện phụ nữ sao nỡ kể cho bọn đàn ông để họ trêu chọc, cười cợt cô. Nhưng tất cả chị em ai cũng khẳng định mình không hề bép xép, nên Quỳnh cũng chỉ có thể tự trách mình dại.
Nhưng hậu quả không dừng lại ở đó. Mùa hè năm ấy, công ty tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát. Chồng không nghỉ làm được nên Quỳnh chỉ đưa cậu con trai đi cùng. Cậu bé vừa xinh trai vừa đáng yêu nên cô chẳng ngạc nhiên khi mọi người đều thích chơi với nó, cho nó quà bánh, đồ chơi. Và khi Thăng, một nam đồng nghiệp, kéo thằng bé vào khu dịch vụ game chơi điện tử – đúng món ưa thích của nó – chị cũng cho phép con đi mà không thắc mắc.
Nhưng chỉ ít phút sau, nghe gõ cửa, Quỳnh ra mở và ngạc nhiên thấy Thăng đã quay lại, một mình. Anh ta bảo một ông bố trong đoàn đang cho con chơi game ở đó và nhận coi sóc luôn cả con trai Quỳnh. Rồi Thăng vào phòng nói chuyện. Được mấy câu, anh ta đã ôm siết lấy Quỳnh đè xuống giường, bảo đã có tình cảm với cô từ lâu.
Quỳnh cố chống cự và gay gắt mắng, nhưng anh ta không dừng lại. Thăng vừa bảo việc gì cô phải giữ kẽ thế, cũng phải hưởng thụ cho đỡ phí tuổi xuân, không bỏ chồng cũng là tốt cho anh ta lắm rồi, rằng thằng đàn ông tử tế phải biết làm cho vợ thỏa mãn trên giường, chứ để một người như Quỳnh phải phòng the lạnh lùng là tội ác…
Sau cùng, khi nhận ra Quỳnh quyết liệt phản đối, anh ta mới bỏ ra, hậm hực buông một câu: “Đã thèm muốn chết lại còn làm bộ!”, trước khi bỏ đi. Sau hôm đó, Quỳnh nung nấu quyết tâm tìm chỗ làm khác. Cô tự thề với mình từ giờ sẽ không đem chuyện riêng ra nói với ai nữa trừ người bạn thân nhất của mình.
Dù biết chuyện xảy ra cũng là cái giá phải trả cho tính “bà tám” nhưng Quỳnh vẫn thấy thất vọng về đàn ông, những người trông thật là lịch sự, hiểu biết nơi công sở nhưng ở góc khuất, họ lại hiện nguyên hình là kẻ dê xồm, bẩn tính. Theo Quỳnh, những phụ nữ lâm vào hoàn cảnh chồng “yếu” tuy chịu khổ, chịu thiệt thòi nhưng cũng đâu cần sự thông cảm từ đàn ông lạ: “Ấy thế mà họ lại dùng cái chiêu thông cảm mà thực ra là lợi dụng hoàn cảnh người phụ nữ đáng thương để thỏa mãn thói dâm ô của mình. Như thế có đáng mặt đàn ông không?”.
Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng rượu ba kích cho sinh lý