Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Cách địu em bé đảm bảo an toàn, thoải mái

Một chiếc địu sẽ giúp cho em bé của bạn bình tâm, ấm cúng và giữ em bé ở gần bạn nhất, nó rất tiện lợi khi mẹ phải di chuyển, làm việc nhẹ… Một vài lời khuyên sau sẽ giúp bạn sử dụng chiếc địu an toàn và thoải mái với bé.

Cách địu em bé đảm bảo an toàn, thoải mái 1
Bạn nên tránh địu em bé vào người khi bạn đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ, lái xe hay đi bất kỳ loại động cơ nào khác.

Thông thường những chiếc địu cho các em bé thường mềm mại, thoáng mát cho phép bạn giữ em bé hướng vào trong hoặc ra ngoài. Trong vài tháng đầu tiên của trẻ, chiếc địu vẫn đủ sức làm chủ và kiểm soát đầu, cổ, em bé của bạn nếu bạn cho bé ngồi ở vị trí mặt quay vào phía trong. Nói chung, trẻ sơ sinh thường chưa sẵn sàng để đặt ở tư thế quay mặt ra bên ngoài khi ngồi vào địu cho đến khi chúng được ít nhất 4-5 tháng tuổi.

Những chiếc địu cũng có đa dạng các màu sắc và các loại vải khác nhau. Bạn có thể tha hồ chọn một chiếc địu với kiểu dáng nào đó phù hợp với phong cách cá nhân và sở thích của bạn.

Nhiều cha mẹ lựa chọn một chiếc địu thay cho một xe đẩy. Với lợi thế của thiết bị tiện dụng này, hầu hết các em bé được gần gũi với cha mẹ, và nhiều bé sẽ thực sự rơi vào giấc ngủ ngon lành và thoải mái ngay cả trong quá trình cha mẹ chúng đang di chuyển.

1. Bạn không bao giờ được để em bé trong địu nếu bạn đang không mặc địu vì em bé của bạn có thể bị rối trong các dây đai dài. Chỉ cho bé vào trong địu khi bạn đã mặc địu và cần thiết phải di chuyển.

2. Hãy chắc chắn rằng bạn đang vận chuyển em bé trong một chiếc địu tốt nhất có thể. Nếu vì một số lý do nào đó mà dụng cụ vận chuyển này bị hư hỏng thì vì bất kì lí do nào bạn cũng không nên sử dụng nó, bởi vì em bé có thể rơi ra khỏi địu hoặc bị tổn thương. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

3. Luôn ghi nhớ rằng em bé của bạn còn non nớt và khá mong manh. Do đó, hãy chắc chắn để em bé nằm trong địu không bị uốn qua thắt lưng của bé mà chỉ uốn cong ở đầu gối. Bởi vì nếu không cho trẻ nằm đúng tư thế, em bé không những không thoải mái mà còn có nguy cơ bị tràn ra ngoài.

4. Bạn nên tránh địu em bé vào người khi bạn đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ, lái xe hay đi bất kỳ loại động cơ nào khác.

5. Cha mẹ phải nhớ rằng hầu hết những chiếc địu êm dịu và tiện dụng cho trẻ thường đi kèm với một thẻ đăng ký sản phẩm khi bạn mua hàng. Hãy chắc chắn bạn đã điền đầy đủ vào phiếu này. Bằng cách đó, nếu nhà sản xuất thu hồi các sản phẩm tại bất kỳ điểm nào, họ sẽ có thể liên lạc và bồi thường cho bạn.

xuanlai - 26/08/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm họng cấp
  • Mách mẹ kinh nghiệm trị hăm tã mùa đông cho bé
  • Thực phẩm giúp bé cải thiện khả năng chịu lạnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình