Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những phong tục quan trọng trong ngày Tết

Tết Nguyên đán là cái Tết bắt đầu cho một năm mới với hy vọng về mọi sự may mắn, tốt lành và ấm áp tình cảm. Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, ông cha ta đã có rất nhiều phong tục trong ngày Tết để duy trì những nét đẹp từ bao đời nay của Tết Nguyên đán.

Những phong tục quan trọng trong ngày Tết 1Lì xì là một phong tục hay trong dịp Tết

Rước vong linh ông bà về ăn Tết

Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã mất nhưng linh hồn vẫn còn sống luôn phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Do đó, những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà về chung vui với gia đình.

Đến đúng giao thừa, người ta thường đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Thức cúng là mâm cơm với các sản vật ngày Tết, và mâm ngũ quả được bày biện gọn gàng, đẹp mắt trên một chiếc đĩa to, chiếm một nơi trang trọng ở bàn thờ.Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, đến khi làm lễ tiễn ông bà (lễ hóa vàng) thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là đã hoàn tất.

“Tống cựu nghênh tân”

Tục lệ này có nghĩa là bỏ qua tất cả những vận đen, không may của năm cũ để đón năm mới. Chính vì thế, cuối năm nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Trong gia đình dù có chuyện buồn phiền, hàng xóm dù có hiềm khích với nhau nhưng từ phút giao thừa trở đi mọi chuyện được xí xóa hết.

Hái lộc, xông nhà, mừng tuổi, chúc tết

Phong tục hái lộc đầu xuân lấy may, cầu may khi bước sang năm mới. Do v ậy,người ta thường đi hái lộc sau giao thừa hoặc sớm tinh mơ ngày mồng một Tết. Cây lộc được chọn là cây cổ thụ ở đầu làng bên giếng nước. Cành lộc được nâng nui, không được cho ai, vì như vậy sẽ “mất lộc”. Sau khi hái lộc về, cành lộc được treo ở hiên nhà, trước gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ và để báo cho mọi người biết: đã có người xuất trình “xin” lộc đất trời.

Mỗi gia đình thường chọn những người được cho là “nhẹ vía”, không có tang và hợp với tuổi gia chủ đến xông nhà. Chính vì thế, vào ngày mùng Một, nếu ai không được gia chủ mời xông nhà thì rất dè dặt, không dám tự ý đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay.

Trong dịp Tết Nguyên đán, sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết hay còn gọi là lì xì. “Lì xì” trong Hán tự nguyên là chữ “lợi thị” (có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc). Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho trẻ con và những người thân thích.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau nên nhân ngày Tết mọi người đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị.

Biếu quà Tết, lễ Tết, mừng thọ

Phong tục đi lễ Tết ngày Tết rất có ý nghĩa. Tuy nhiên việc biếu quà Tết ở đây được hiểu rất lành mạnh là lễ Tết ông bà tổ tiên, cha mẹ … học trò lễ Tết thầy giáo, bệnh nhân Tết thầy thuốc, hoặc lễ Tết những người có ân nghĩa với gia đình mình. Quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường mà nặng về tình cảm, sự quý trọng nhau.

Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con đều tăng thêm một tuổi, khác với các nước châu Âu thường tính theo ngày sinh. Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu thường tề tựu đông đủ để chúc thọ ông bà và các bậc cao niên. Tuổi mừng thọ được tính theo tuổi mụ.

Chơi cờ bạc ngày Tết

Trong năm các gia đình luôn cấm đoán con cháu không được cờ bạc, rượu chè Tuy nhiên, trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29, cùng quây quần trông nồi bánh chưng thì được phép chơi vui chơi, kể cả trẻ con, người lớn trong gia đình và hàng xóm… Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.

Ở các miền quê sẽ có thêm nhiều phong tục khác nhau nhưng những tục lệ tốt đẹp trên đây là không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán. Giữ gìn, phát huy thuần phong mỹ tục trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc cũng là lưu giữ những gì thiêng liêng nhất của hồn Tết Việt.

admin - 22/02/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Kiến thức gia đình , Phong tục tập quán Việt Nam

Bài viết liên quan

  • Chuyện Ngũ Quả ngày Tết và Ngũ Hành Phong Thủy
  • Những “điềm lành” và “kiêng kỵ” trong ngày Tết
  • Tết Đoan Ngọ và những quan niệm về sức khỏe
  • Rối bời việc đặt tên cho trẻ
  • Khi vợ chồng bất đồng, cãi vã: nên làm gì phù hợp

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình