Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Tập cho bé tự đi vệ sinh như thế nào?

Một số bậc phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc tập cho bé tự đi vệ sinh. Tuy nhiên, đây không phải là công việc khó khăn, chỉ là quy trình cần có thời gian để giúp bé làm quen. Vì vậy, bạn hãy yên tâm bé sẽ thực hiện tốt nếu được chuẩn bị sẵn sàng về thể chất và cả tình cảm.

Khi nào trẻ sẵn sàng tự đi vệ sinh?

Hiếm khi trẻ tự đi tiểu trước 2 tuổi, nhưng khi đã có một số kỹ năng về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ, trẻ sẽ sẵn sàng tự đi vệ sinh. Lứa tuổi thuận lợi cho việc tập cho trẻ ngồi bô là 2 -3 tuổi.

Khi nào trẻ sẵn sàng tự đi vệ sinh? 1
Cho trẻ tập ngồi bô mất rất nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn nhưng lại rất cần thiết.

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc “học” này qua những dấu hiệu như: Biết nhận ra những bộ phận của cơ thể, nhất là bộ phận tiểu tiện và đại tiện; nói khá tốt và biết nói điều trẻ cần; biết lúc nào tiêu tiểu và yêu cầu thay tã; thích bắt chước cha mẹ, anh chị, bạn bè; hiểu điều cha mẹ mong chờ ở trẻ; thích hợp tác và muốn làm vui lòng cha mẹ; đồng ý bỏ tã để ngồi bô.

Trong đó, hai điểm cuối rất quan trọng. Nếu trẻ sẵn sàng và muốn hợp tác, thì việc học tự đi vệ sinh sẽ rất đơn giản.

Những lưu ý khi tập cho bé ngồi bô

Cha mẹ và cô giáo ở nhà trẻ nên thống nhất dùng những từ giống nhau để nói về việc đi vệ sinh.

Để trẻ tự chọn loại bô mà trẻ cảm thấy thích hoặc ngồi thoải mái; và hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bô.

Nên đề nghị trẻ ngồi bô đều đặn vào cùng khoảng một thời điểm và tuyệt đối không bắt buộc trẻ phải ngồi. Tập cho trẻ ngồi không quá 5 phút. Lúc đầu, cha mẹ có thể đọc hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe trong 5 phút ngồi bô, hoặc cho phép trẻ tự xem sách.

Nếu trong 2 tuần, trẻ chưa “đi” trong bô, thì tạm ngưng và thử lại sau khoảng 2-3 tháng. Cũng có thể cho trẻ ngồi trên cầu tiêu phù hợp với lứa tuổi thay vì ngồi bô.

Nếu trẻ chịu tự “đi”, thì nên động viên ngợi khen trẻ. Sau một thời gia trẻ tự “đi” đều đặc thì có thể bỏ tã và cho trẻ mặc quần lót.

Trẻ cần được động viên, nâng đỡ và cảm thấy hãnh diện khi lớn lên, vì thế cần tránh trêu chọc, phê phán hoặc phạt trẻ khi trẻ thất bại trong sự “học” này.

Khả năng kiểm soát việc tiêu tiểu là một phần quan trọng của cuộc sống tự lập. Cha mẹ cần giúp trẻ phát huy tính tự lập từ 2-3 tuổi, không nên để trẻ lệ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ lâu dài, vì như thế là đã vô tình cản ngăn sự trưởng thành của trẻ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này.

trongchung - 11/01/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc bé , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Khi trẻ “coi bỏ đói là niềm vui”
  • Phân biệt bé bị tự kỉ và bị điếc
  • 8 chiêu giúp mẹ tạo hứng thú cho bé yêu ăn uống
  • Khi trẻ lên 4
  • Trẻ biếng ăn trong giai đoạn tập đi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình