Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

4 chỉ số phản ánh sức khỏe của trẻ

Tăng trưởng là hiện tượng phát triển sinh lý chủ yếu ở trẻ. Chúng ta có thể quan sát sự phát triển của bé thông qua 4 chỉ số: cân nặng, chiều dài, chu vi vòng đầu và vòng ngực.

Quan sát sự thay đổi của 4 chỉ số trên ở trẻ, bạn sẽ nhận biết được con mình phát triển có bình thường hay không?

4 chỉ số phản ánh sức khỏe của trẻ 1
Chỉ số cân nặng thay đổi phụ thuộc vào thể lực của từng em bé.

1. Cân nặng

Đây là chỉ số quan trọng nhất cho thấy sự phát triển rõ rệt ở trẻ nhỏ. Chỉ số cân nặng này thay đổi phụ thuộc vào thể lực của từng em bé. Ngoài ra nó cũng phản ánh rõ rệt tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Thông thường, trọng lượng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng đầu tiên và tăng khoảng từ 600 đến 1000 gam mỗi tháng sau đó. Sức khỏe của trẻ được đánh giá là bình thường trong giai đoạn này là không được tăng ít hơn 600 gam. Trẻ từ 3 – 6 tháng tăng khoảng từ 600 đến 800 gam mỗi tháng và từ 6 – 12 tháng thì trọng lượng tăng khoảng từ 300 gam trở lên trong mỗi tháng.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Trung bình, trẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ tăng trung bình khoảng 150 gam mỗi tháng.

2. Chiều dài

Sự phát triển chiều dài của cơ thể trẻ tăng phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của trẻ. Những yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển về chiều dài cơ thể bé là yếu tố di truyền, chủng tộc và sự tác động của môi trường.

Trẻ phát triển chiều dài nhanh nhất ở năm đầu sau khi sinh, trung bình là khoảng 25 cm. Ở năm thứ hai, tốc độ phát triển chiều dài trung bình là 10 cm và từ 4 – 7,5 cm ở năm thứ 3.

3. Chu vi vòng đầu

Chu vi vòng đầu phản ánh sự phát triển ở trẻ em. Đây là một chỉ số quan trọng cho biết trẻ có phát triển bình thường hay không. Lúc mới sinh, trẻ có chu vi vòng đầu là 34 cm và khi trẻ được 1 tuổi thì có chu vi vòng đầu trung bình là 46 cm. Ở năm thứ hai, chu vi vòng đầu của trẻ sẽ tăng khoảng 2 cm và tiếp tục tăng từ 1 – 2 cm ở năm thứ 3. Khi trẻ được 3 tuổi, chu vi vòng đầu là khoảng 48 cm và không có sự khác biệt quá xa với chu vi vòng đầu của người lớn.

4. Vòng ngực

Khi mới được sinh ra, chu vi vòng ngực của trẻ em không có gì đáng chú ý. Tuy nhiên, càng lớn lên thì chu vi vòng ngực của trẻ dần phát triển bằng với chu vi vòng đầu. Thông thường, ở trẻ em 1 tuổi thì chu vi vòng đầu và vòng ngực là bằng nhau. Tuy nhiên, phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, chu vi vòng đầu của trẻ sẽ dần lớn hơn chu vi vòng ngực. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển bình thường.

xuanlai - 17/08/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm họng cấp
  • Mách mẹ kinh nghiệm trị hăm tã mùa đông cho bé
  • Thực phẩm giúp bé cải thiện khả năng chịu lạnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình