Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Chế độ dinh dưỡng dành cho người huyết áp thấp

Những người mắc bệnh huyết áp thấp cần có một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là đầy đủ và hợp lý?

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu…

Với những người huyết áp thấp do thiếu máu, thường gặp ở phụ nữ trẻ với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi), nên ăn gan lợn, trứng gà, thịt nạc, sữa, tôm cá, các loại đậu, khoai lang và các rau quả tươi… nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng lượng máu cung cấp cho tim và tăng huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người huyết áp thấp 1
Huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng.

Với những người chán ăn, hãy ăn những thực phẩm và gia vị kích thích ham muốn ăn uống như gừng, hành tây, dấm, hạt tiêu, đường, bơ, hạt tiêu, bia, rượu vang…

Trái ngược với bệnh huyết áp cao, các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp.

Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

Ngoài ra, nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên uống nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Bên cạnh đó, bạn có thể ăn một chút gừng và các chế thành phẩm từ gừng, gừng tươi có chứa dầu dễ bay hơi có thể kích thích sự tiết dịch dạ dày, gây hưng phấn cho mạch máu, thúc đẩy tiêu hóa, có tác dụng kiện tỳ, thường xuyên ăn gừng tươi có tác dụng nhất định trong việc điều trị huyết áp thấp.

Ngoài ra, thực phẩm cấm kỵ cho những người mắc chứng huyết áp thấp bao gồm:

– Cà rốt: Do chứa muối succinic nên nó có thể khiến kali trong nước tiểutăng lên, huyết áp giảm, do đó nên tránh ăn nhiều.

– Cà chua: Có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, không nên ăn nhiều.

– Táo mèo: Có công dụng hạ huyết áp.

– Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa có tác dụng giảm huyết áp, không nên ăn.

– Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… đều có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.

trongchung - 19/12/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Dinh dưỡng và sức khỏe , Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Từ rễ tới ngọn cây tam thất bắc công dụng hữu hiệu
  • Công dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng
  • Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
  • Làm sao khi bị rong kinh?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Có thể điều trị được rối loạn cương dương không?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đái buốt là hiện tượng gì? Cách xử lý hiệu quả

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Đi đái nhiều là bệnh gì và cách chữa trị

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Suy giảm nội tiết tố nữ phải làm sao?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình