Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Người tiêu dùng hãy nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình!

Nguyên do tình trạng các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD diễn ra “đa dạng” có nhiều, nhưng một nguyên nhân rất đáng quan tâm là do NTD “dễ dãi”, “vô tình” khiến những người sản xuất, kinh doanh thêm “thoải mái” làm ăn thiếu lương tâm!

Bỏ tiền thật mua phải hàng rởm, hàng nhái, thậm chí là mua phải thực phẩm độc hại; sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thì bị “ăn cắp” đồ thật, tráo đồ rởm, làm cho “bò lành thành bò què” để có cớ moi tiền; để xe ở nhà hàng khi ăn uống, mua bán thì bị mất xe; mua nhà chung cư thì tiền giao đúng tiến độ nhưng nhà lại chậm; đi khám chữa bệnh thì bệnh một đằng, kê thuốc một nẻo… Có thể kể đến hàng trăm câu chuyện bị xâm phạm quyền lợi với người tiêu dùng (NTD) xảy ra mỗi ngày, thế nhưng, điều đáng nói là phần lớn mọi chuyện “đâu lại vào đấy”.

Người tiêu dùng hãy nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình! 1
Không may mua phải hàng hóa kém chất lượng, người tiêu dùng nên khiếu nại, khởi kiện.

Nguyên do tình trạng các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD diễn ra “đa dạng” có nhiều, nhưng một nguyên nhân rất đáng quan tâm là do NTD “dễ dãi”, “vô tình” khiến những người sản xuất, kinh doanh thêm “thoải mái” làm ăn thiếu lương tâm! Lẽ ra, NTD phải khiếu nại, khởi kiện – việc làm không chỉ nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại cho bản thân, mà còn vì lợi ích của cả cộng đồng, nhất là khi sản phẩm đó có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Thực tế, rất nhiều NTD “mơ hồ” về quyền và lợi ích của mình, thường chấp nhận rủi ro vì thiếu thông tin, sợ mất thời gian, chi phí, sợ thua kiện… Nhiều người tuy muốn đòi bồi thường hoặc cảnh báo cho những người khác biết tình trạng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo mà mình đã “vớ” phải, nhưng lại lúng túng, không biết liên hệ ở đâu?

Đáng nói, qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD cho rằng, hiện rất nhiều NTD chưa nhận thức được 8 quyền cơ bản và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Trong đó có trách nhiệm phải thông tin cho cơ quan chức năng, tổ chức xã hội biết về sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại cho NTD khác. Theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, có 4 phương thức để NTD bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là: Thương lượng, hòa giải, nhờ trọng tài phân xử và kiện ra Tòa án.

Trong đó, thương lượng là phương thức giải quyết trực tiếp bằng cách gửi yêu cầu và tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc. Còn hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua bên thứ ba (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD). Nếu thông qua trọng tài, NTD phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho thiệt hại của mình, nhưng không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Còn việc kiện ra Tòa, NTD cũng phải chứng minh được thiệt hại của mình như với biện pháp trọng tài và có thể thông qua tổ chức xã hội đại diện đứng ra khởi kiện (tuy nhiên, đến nay, gần như không có NTD nào ủy quyền cho Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD khởi kiện ra Tòa). Trên thực tế, biện pháp trọng tài rất hiếm được sử dụng, và chỉ khi bị thiệt hại lớn và phức tạp, NTD mới kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh ra Tòa. Ở nhiều nước, việc đưa nhau ra Tòa để giải quyết những tranh chấp dân sự là một việc hết sức bình thường, còn ở Việt Nam, phần lớn mọi người xem đây là “biện pháp cuối cùng”.

Theo quy định, khi NTD mua phải một sản phẩm bị lỗi thì nhà sản xuất có nghĩa vụ đổi một sản phẩm mới cùng loại hoặc đền bù ngang bằng giá trị của sản phẩm đó. Trong trường hợp NTD do sử dụng sản phẩm kém chất lượng dẫn đến thiệt hại vật chất, nếu chứng minh được chi phí, thiệt hại cụ thể, NTD có thể yêu cầu nhà sản xuất bồi thường thêm những chi phí thiệt hại này. Trường hợp bị thiệt hại về sức khỏe do sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì NTD cũng có quyền đòi bồi thường chi phí chữa trị… Như vậy, quyền lợi của NTD khá rõ ràng, và mỗi người cần biết rằng, việc khiếu nại không chỉ là hành động bảo vệ quyền lợi của mình, mà còn góp phần bảo vệ những NTD khác!

Tại Hà Nội, NTD có thể liên hệ với Văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng theo số điện thoại: 04.35745757, 0904247279, địa chỉ tại số 214/22 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội; hoặc gửi thư đến địa chỉ bvntieudung@phapluatxahoi.vn của Báo PL&XH để được tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi.
trongchung - 18/12/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang gia đình , Thông tin thị trường

Bài viết liên quan

  • Tưng bừng đón Giáng sinh với hình ảnh cây thông
  • Những mẫu bánh cưới hấp dẫn các cặp đôi trong đám cưới Thu Đông 2014
  • Những món quà ý nghĩa tặng phái đẹp nhân dịp 20/10
  • Những mẫu lẵng hoa hồng đẹp lung linh tặng nàng nhân ngày 20/10
  • Không gian lãng mạn như mơ trên đất nước Mặt Trời mọc

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình