Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Laser trong thẩm mỹ: những hiểu biết cần thiết?

Chắc chắn là bạn đã nghe nói nhiều đến laser thẩm mỹ thường được sử dụng ở các cơ sở y tế, thẩm mỹ viện. Vậy bạn đã hiểu gì về laser thẩm mỹ và có ý định sử dụng các dịch vụ này chưa?

PNCN – Laser là từ viết tắt của Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation (sự khuếch đại ánh sáng bằng kích hoạt quá trình phát xạ). Laser được ứng dụng trong thẩm mỹ có thể chia làm hai loại: laser dùng cho phẫu thuật thẩm mỹ và laser dùng cho việc chăm sóc và điều trị ngoài da.

Laser trong thẩm mỹ: những hiểu biết cần thiết? 1

Trong phẫu thuật thẩm mỹ, laser được sử dụng trong tiến trình hút mỡ. Cụ thể với laser YAG và Diod, người ta đưa tia  laser qua một lỗ nhỏ trên da, dưới tác động của tia laser, các khối mỡ bị phá vỡ và được hút ra bằng máy hút chân không. Người ta thường áp dụng phương pháp này cho những vùng mỡ mi dưới, vùng dưới cằm (nọng), vùng má, vùng quanh trái tai, vùng ngoài của đùi… vì nếu sử dụng cách hút thông thường sẽ dễ để lại sự gồ ghề và làn da không căng như mong muốn.

Riêng với các khối mỡ lớn, do không thể hút một lần quá nhiều mỡ nên laser thường được dùng để cải thiện lớp da sau phẫu thuật.

Trong thẩm mỹ chăm sóc da, laser được ứng dụng nhiều nhất để làm đẹp lớp bề mặt da. Bao gồm:  xóa vết xăm và tàn nhang, khắc phục tình trạng lão hóa của làn da, triệt lông, khắc phục các loại sẹo rỗ, da sần sùi, giãn mạch máu.

Những bất lợi khi sử dụng laser trong chăm sóc da:

– Người trị liệu cần thu xếp thời gian nghỉ dưỡng và  sau đó tránh ánh nắng và ánh sáng gần như tuyệt đối, lý tưởng là sáu tháng. Vì: tia laser làm làn da tăng sắc tố – thường sẽ làm da sậm màu hơn, đặc biệt khi điều trị da ở vùng nhiệt đới như chúng ta. Biến đổi tăng sắc tố sạm da thường phục hồi sau sáu tháng, tỷ lệ hồi phục đến 70%. Vì thế phải bắt buộc sử dụng kem chống nắng bốn lần trong ngày, với chỉ số SPF 30 để tránh tình trạng bắt nắng quá mức sau trị liệu. Có khá nhiều trường hợp thay vì điều trị nám, sau đó còn bị nám nhiều hơn vì không tránh nắng đúng hướng dẫn.

– Tia laser khi sử dụng có một tỷ lệ tán xạ ra xung quanh. Vì thế, cả người điều trị và chuyên viên khi tiếp xúc với tia cần mang loại kính theo yêu cầu của nhà sản xuất máy nhằm tránh tổn thương võng mạc mắt.

Đừng vội vàng khi trị liệu dưới tia laser, nhất là khi bác sĩ chưa thử liều đầu ở sau gáy hoặc trên cánh tay.

Nên hỏi kỹ về nguồn gốc máy laser, vì xuyên suốt tiến trình trị liệu, chúng ta cần một bước sóng cố định, nếu kỹ thuật chế tạo máy gây ra sự không ổn định, sẽ dẫn tới những bước sóng khác nhau, ảnh hưởng đến việc điều trị.

xuanlai - 11/08/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách làm đẹp , Làm đẹp da , Làm đẹp da mặt

Bài viết liên quan

  • Làm đẹp tự nhiên từ những bí quyết đơn giản
  • Quả bơ: món quà từ thiên nhiên cho sắc đẹp
  • Điều trị vết sẹo rỗ do mụn
  • Chống lại sự “nổi loạn” của những nếp nhăn
  • Làn da mịn màng trắng sáng với khoai tây

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Cách chữa rụng tóc hiệu quả tại nhà

Bài viết nổi bật

Nguyên nhân tiểu đêm ở nữ giới

Nguyên nhân tiểu đêm ở nữ giới

6 bài tập giúp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

6 bài tập giúp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Đau nửa đầu – chữa như nào cho nhanh khỏi?

Đau nửa đầu – chữa như nào cho nhanh khỏi?

Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà dơn giản hiệu quả

Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà dơn giản hiệu quả

Đau đầu uống thuốc gì giảm nhanh, hiệu quả?

Đau đầu uống thuốc gì giảm nhanh, hiệu quả?

Đông y chữa đau đầu – Các bài thuốc hiệu quả nhất!

Đông y chữa đau đầu – Các bài thuốc hiệu quả nhất!

Hướng dẫn cách chữa đau đầu bằng diện chẩn

Hướng dẫn cách chữa đau đầu bằng diện chẩn

Bài viết xem nhiều
  • Mẹo trị mụn thâm đỏ cấp tốc
Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình