Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những hiểu biết cần thiết về núm vú giả

Nhiều phụ huynh thấy con hay đưa tay hoặc bất kỳ đồ vật nào đó vào miệng nên đã tìm mua cho trẻ núm vú giả. Để sử dụng núm vú giả một cách an toàn, chúng ta cần nắm vững những ưu và nhược điểm của nó.
Núm vú giả

Nhược điểm

1. Từ góc độ sinh lý, trẻ em sinh ra có những phản xạ tự nhiên. Khi người lớn đưa một vật gì đó lại miệng của trẻ, trẻ sẽ tự dưng há miệng và mút vào. Vì vậy, việc người lớn để trẻ ngậm núm vú giả sẽ tạo thành thói quen và sau này trẻ sẽ phụ thuộc vào núm vú giả rất nhiều. Đôi lúc, trẻ không thích bú mẹ mà lại chỉ thích ngậm núm vú giả.

2. Khi trẻ không ngừng ngậm và mút núm vú giả, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi và không có cảm giác ngon miệng khi bú mẹ.

3. Trẻ mút núm vú giả thường xuyên sẽ khiến dạ dày và nhu động ruột cũng co bóp theo khiến trẻ bị co thắt ruột và đau bụng.

4. Các bác sĩ cho rằng việc ngậm núm vú giả sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng ở hàm dưới của trẻ, răng trẻ sẽ khó mọc và môi sẽ bị trề ra gây mất thẩm mỹ.

5. Khi không có núm vú giả, trẻ thường có thói quen cho tay vào miệng mút hoặc cho các dị vật vào miệng. Điều này không tốt cho hệ hô hấp cũng như sự an toàn của trẻ.

Ưu điểm

1. Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, khi trẻ được khoảng 2 tuổi, đây là giai đoạn trẻ đã cai sữa, vì thế trẻ hay quấy khóc và thiếu đi cảm giác an toàn do không được gần mẹ. Bởi vậy, việc sử dụng núm vú giả sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, sử dụng núm vú sẽ giúp lưỡi của trẻ linh hoạt hơn và thuận tiện cho việc ăn uống.

núm vú giả
Núm vú giả cũng có một số tác dụng nhất định

2. Theo những nghiên cứu mới nhất ở khoảng 500 trẻ em trong các gia đình tại Mỹ cho thấy thì tỷ lệ tử vong ở trẻ khi ngủ không sử dụng núm vú cao hơn so với trẻ em sử dụng núm vú là 3 lần. Khi ngậm núm vú, trẻ sẽ không bị úp mặt xuống gây khó thở và cũng tránh trường hợp trẻ nuốt phải dị vật khi ngủ.

3. Trẻ ngậm núm vú giả sẽ có phản xạ nuốt và ngậm nhanh hơn so với những trẻ em khác.

Những lời khuyên khi cho trẻ sử dụng núm vú giả:

1. Núm vú giả nên chọn loại được làm từ chất liệu dẻo, không dễ vỡ và dai để tránh hiện tượng trẻ cắn núm vú.

2. Kích thước của núm vú giả nên phù hợp và giống với kích cỡ núm vú của mẹ để trẻ dễ dàng ngậm. Núm vú giả không nên quá to và cũng không nên quá nhỏ để tránh trẻ nuốt phải nhiều khí dư.

3. Nên vệ sinh núm vú thường xuyên. Sử dụng nước ấm để khử trùng để tránh bé bị mắc bệnh về đường ruột.

4. Nên chọn loại núm vú mà trẻ thích.

5. Sử dụng loại núm vú phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trên các sản phẩm núm vú đều có ghi rõ chú thích này.

6. Nếu chọn núm vú cho bé được 2 tuổi, nên chọn loại núm vú có hình dạng phẳng để tránh làm hỏng hình dáng răng của tré.

7. Thay núm vú thường xuyên cho trẻ. Thông thường, khoảng từ 30 – 40 ngày là nên thay 1 lần.

xuanlai - 07/08/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang gia đình , Chăm sóc bé , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tủ thuốc gia đình cần có những gì để chăm sóc bé?
  • Mẹ ham bỉm rẻ gây nguy hiểm cho sức khỏe của con
  • Một số điều cần biết về việc sơ cấp cứu cho trẻ
  • Khi cổ của bé bị nổi hạch
  • Phòng ngừa các chấn thương ở mắt cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình