Tuổi dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời một con người, trong giai đoạn này có nhiều biến động về tâm sinh lý ở trẻ. Việc nắm chắc những thay đổi này giúp chúng ta có thể giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và trường thành toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc loạt bài về TUỔI DẬY THÌ với hy vọng cung cấp cho các bạn những kiến thức thiết thực nhất liên quan đến giai đoạn dậy thì ở trẻ. Trong khuôn khổ của bài này chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề về giai đoạn dậy thì ở nữ: thời điểm, thời gian, sinh lý…
Thế nào là thời kỳ dậy thì? Nó sẽ xuất hiện vào lúc nào?
Dậy thì là chỉ giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên.
Ở trẻ dưới 8 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ đã có sự phân biệt, chiều cao và thể trọng của cơ thể tăng rất nhanh nhưng không có sự khác biệt nhiều về giới tính. Đó là do công năng tuyến sinh dục của cả nam và nữ đều ở trong trạng thái bị ức chế, nồng độ hoóc môn sinh dục trong cơ thể cũng rất thấp.
Trung bình sau 11 tuổi (phạm vi là 9-12 tuổi), đặc trưng giới tính của trẻ em gái mới dần dần phát triển, biểu hiện chủ yếu là hai bên vú bắt đầu nhô lên, đầu vú to dần và màu sắc cũng thẫm dần; nách và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu xuất hiện lông. Môi lớn, môi bé cũng thẫm lại và lớn lên, âm hộ bắt đầu xuất hiện những chất dịch màu trắng. Cơ quan sinh dục trong cũng phát triển, chẳng hạn như âm đạo trở nên rộng, niêm mạc dày và có nhiều nếp nhăn, ống dẫn trứng dày lên. Thông thường, vào khoảng 13 tuổi (phạm vi 10-16 tuổi), cô gái sẽ thấy kinh lần đầu và 2-5 năm sau sẽ xuất hiện hiện tượng rụng trứng, là lúc công năng sinh dục phát triển hoàn thiện. Sự phát triển đặc trưng giới tính của trẻ em gái từ khi bắt đầu cho đến khi phát dục hoàn toàn mất khoảng 4 năm (phạm vi 1,5 – 6 năm).
Thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người khác nhau do yếu tố di truyền, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, độ cao so với mặt biển, điều kiện kinh tế, thói quen vệ sinh… Nói chung, thời gian bắt đầu dậy thì của trẻ em gái thường sớm hơn so với trẻ em trai 1-2 năm. Những năm gần đây, tuổi thấy kinh lần đầu của các bé gái ở nhiều quốc gia có xu hướng sớm lên, điều này có liên quan đến sự phát triển kinh tế và sự nâng cao mức sinh hoạt. Những bé gái quá gầy hoặc quá béo, chế độ dinh dưỡng không tốt hoặc vận động quá nặng thì chậm thấy kinh lần đầu. Ngược lại, những bé gái béo vừa phải thì thường sớm thấy kinh lần đầu.
Những thay đổi về sinh lý của thời kỳ dậy thì:
Ở giai đoạn này, lượng mỡ tích lại dưới da dày lên, ngực và mông đã rõ nét, xương chậu và xương hông cũng nở ra, hình thành nên những đường cong mềm mại, nữ tính. Những thay đổi về hình dáng bên ngoài này chứng tỏ một đứa bé gái đang trở thành một thiếu nữ. Cụ thể như sau:
Phát triển về chiều cao:
Thường bắt đầu từ 10,5 tuổi (có thể sớm hơn 9,5 tuổi) và nhanh nhất vào lúc 12 tuổi đến lúc 14 tuổi. Chiều cao cơ thể của trẻ em gái sẽ tăng lên rất nhanh, vào thời kỳ cao điểm, mỗi năm em sẽ cao thêm 6-8 cm. Sau đó, sự phát triển chiều cao sẽ chậm dần lại, đến khi hai đầu của ống xương khép kín lại thì trẻ sẽ không cao thêm nữa. Đến khoảng 18 tuổi, chiều cao cơ thể có thể tăng khoảng 25 cm và hiếm có trường hợp cao thêm.
Phát triển tuyến vú:
Vú bắt đầu nhú từ 8-13 tuổi (trung bình 11 tuổi). Vú phát triển hoàn chỉnh trong khoảng thời gian từ 13-18 tuổi (trung bình 15 tuổi). Ở một số em, nếu thấy một bên vú phát triển nhanh hơn bên kia thì cũng là bình thường, không có điều gì phải lo lắng.
Phát triển xương chậu:
Ngay từ khi sinh, em gái đã có cấu tạo chậu hông rộng nhưng cũng tiếp tục mở rộng, phát triển ở thời kỳ này. Sự phát triển bên trong và bên ngoài của tiểu khung là đặc điểm giải phẫu đáng chú ý ở tuổi dậy thì.
Mọc lông nách, lông mu:
Mọc lông bắt đầu từ 11-12 tuổi (trung bình 12-15 tuổi). Mọc lông thường xuất hiện sau giai đoạn phát triển cao nhất về chiều cao. Sau khi lông mu mọc được 6 tháng đến 1 năm thì em gái bắt đầu thấy kinh nguyệt. Lông nách thường thấy chậm hơn lông mu 2 năm.
Tuyến mồ hôi, tuyến bã phát triển, xuất hiện mụn trứng cá và mùi cơ thể.
Sự hoàn thiện của tử cung và âm đạo:
Tử cung và âm đạo phát triển rất sớm và tiếp tục hoàn thiện dần. Các cơ thành tử cung trở nên rộng hơn và tổ chức phức tạp hơn. Môi trường âm đạo ở tuổi dậy thì lúc đầu kiềm tính sau toan tính dần.
Sự dậy thì bình thường do đâu gây nên? Hoóc môn trong cơ thể có thay đổi gì trong thời kỳ dậy thì?
Ngày nay, người ta đã biết rõ rằng vị trí quan trọng nhất của cơ thể là não.
Những thay đổi của chu kỳ buồng trứng chịu sự điều khiển của hoóc môn tuyến yên, còn sự thay đổi chu kỳ của hoóc môn tuyến yên thì lại chịu sự điều khiển của sự tiết ra GnRH. Trong thời kỳ nhi đồng, sự tiết ra GnRH của khâu não hạ chịu sự ức chế của trung khu cao cấp trong não, do vậy công năng của tuyến yên, buồng trứng cũng ở trong trạng thái bị ức chế.
Giai đoạn kinh nguyệt thường xảy ra ngay sau thời kỳ phát triển chiều cao.
Có kinh nguyệt không có nghĩa là buồng trứng đã có công năng rụng trứng, vì việc rụng trứng đòi hỏi giữa tuyến yên và vùng dưới đồi có một cơ chế tinh tế và phức tạp hơn, đó chính là sự điều chỉnh theo cơ chế phản ngược lại. Theo điều tra, trong năm đầu tiên thấy kinh, có 80% trường hợp không rụng trứng, trong vòng 2-4 năm sau khi thấy kinh lần đầu, 30 – 50% trường hợp không rụng trứng. Năm năm sau khi thấy kinh lần đầu, vẫn còn có gần 20% trường hợp không rụng trứng. Do vậy, vài năm sau khi thấy kinh lần đầu, trong buồng trứng có các noãn bào phát dục và sự tiết ra oestrogen không có sự ảnh hưởng của hoàng thể và progestagel. Do dao động về mức độ oestrogene nếu dẫn đến bong niêm mạc tử cung và xuất huyết thì thường biểu hiện thành kinh nguyệt không theo quy luật.
Cassandra đã bình luận
Tui thấy bài này rất có ích cho các bạn gái mới lớn trong đó có cả tui nữa!
Ngoc đã bình luận
cho em hoi nguyet san ra ko deu thi co sao ko vay?
tho con đã bình luận
kinh nguyet cua e hok deu co sao hok
van đã bình luận
cho hoi tre kinh may thang co sao khong vay
AnhThu đã bình luận
Xin hỏi Bác sĩ. Bé nhà tôi 11 tuổi, đã có kinh lần đầu vào tháng 9/2012, nhưng mãi đến nay vẫn chưa có kinh lại. Như vậy có ảnh hưởng gì không Bác sĩ. Tôi rất lo lắng. Xin Bác sĩ giải đáp dùm. Rất cảm ơn Bác sĩ
Mai đã bình luận
Nếu sờ vào chỗ kín thì sẽ làm sao?
Thảo Nguyên đã bình luận
Theo tôi,sờ vào chỗ kín sẽ bị nhiễm trùng và rất bẩn,bạn ko nên làm như vầy
Anh đã bình luận
em đã học lớp 9 rồi cao 1m 53 nặng có 35kg
em vẫn chưa có kinh
điều đó có đáng lo ko ạ