Tiểu phẩm “Truyện tranh” đã nhắc đến một sự thật đáng buồn: vì lợi nhuận, vì sự vô trách nhiệm mà nhiều ấn phẩm được ra lò với chất lượng khó có thể chấp nhận được. Trong đó, có cả những ấn phẩm giành cho trẻ với những nội dung, hình ảnh rất người lớn nhưng vẫn được ấn hành!
[jwplayer file=”www.youtube.com/watch?v=sjPf6dc3DLc”]
Đang tập trung sửa chiếc xe thì chú Bơm thấy sự xuất hiện của bác Phô có vẻ căng thẳng nên nghỉ tay ra hỏi chuyện. Thì ra lí do làm bác bức xúc là vì thư viện của thôn giờ đây chẳng khác gì cái “công viên” khi toàn những thanh niên nam nữ “đọc truyện thì ít mà hôn hít thì nhiều”. Đang tâm sự thì có cậu bé tới phôtô truyện. Nhìn những trang giấy mầu mè, đẹp đẽ, 2 bác lại nhớ lại thời mình còn bé với cuốn truyện “đen gần bằng mực in” trong tay. Theo yêu cầu của khách hàng chỉ in 2 trang cuối và phóng to, bác Phô vào làm việc ngay, còn chú Bơm đứng ngoài giảng giải về văn hóa đọc cho đứa cháu học lớp 6. Đang say xưa thì giật mình vì tiếng nói của bác Phô, mở cuốn truyện ra mới thấy trong đó toàn những hình ảnh người lớn, không phù hợp cho trẻ con. Với 1 nhà xuất bản tên tuổi, 2 bác vẫn không hiểu sao họ lại sản xuất ra quyển truyện có nội dung xấu đến như vậy. Tạm quên đi cuốn truyện đã bị chú Bơm giữ, cậu bé nghe theo tiếng gọi của bạn về nhà đọc 1 quyển truyện “hay” hơn nhiều. Thế là 2 bác quyết định lên tận nhà xuất bản để hỏi cho ra nhẽ, để bảo vệ cho những “mầm non” của đất nước.