Nghe quá nhiều chỉ trích, không chịu nổi sự kiểm soát của mẹ chồng, Nga đã cãi lại bà Nguyên: “Cháu là do con sinh ra, con muốn vo tròn hay bóp méo là quyền của con. Con mong mẹ đừng can thiệp”.
Không ép được con dâu thì bà đành xuống nước, mỗi ngày bà đều bắt xe ôm mang cháo và đồ ăn riêng đến cho con dâu. Bà bảo: “Mọi việc để đấy mẹ làm, con đừng đụng tay đến việc gì…”.
Khi Bách đề cập chuyện cưới Nga, bà Nguyên ra điều kiện: “Mẹ không nhiều nhặn gì, chỉ có mỗi mình con nên sau khi cưới đừng đề cập đến chuyện ra ở riêng”.
Thương mẹ, Bách lựa lời với Nga: “Nhà thì rộng mà chỉ có mỗi mình anh. Bố thì hiền khô còn mẹ anh là bác sĩ, lại học cao nên em không lo. Thiệt đâu anh bù đấy!”.
Vợ chồng Bách đều làm cho công ty nước ngoài, nên thu nhập khá cao, cộng với thực lực kinh tế 2 bên nội, ngoại thì việc mua nhà riêng nằm trong tầm tay. Nhưng vì tình yêu, Nga đồng ý cho mình một trải nghiệm mới về cuộc sống không chỉ có 2 người.
Trước khi vào công ty, cô phải kí cam kết không sinh con trong 3 năm đầu nên dù muốn thì Nga vẫn không thể thỏa lòng khao khát làm bà mẹ của chồng ngay. Thấy 2 đứa đã kỉ niệm một năm ngày cưới mà con dâu mình thì vẫn là “màn hình siêu phẳng”, ruột gan bà Nguyên như lửa đốt.
Bà suy đoán lung tung, nghi ngờ Nga có “vấn đề”. Bách đành thủ thỉ với mẹ: “Chúng con đều khỏe mạnh làm gì có vấn đề gì nghiêm trọng. Chẳng qua chúng con muốn thêm vài năm vợ chồng son kẻo đến lúc có con thì muốn rong chơi cũng khó”.
Bà Nguyên hiểu chệch ngay ý con trai, chau mày: “Anh chị muốn rong chơi để mặc tôi mất mặt. Hễ bước chân ra ngõ là có người hỏi: Con dâu bà bị điếc hay sao mà vẫn phẳng phiu thế?”.
Không chấp nhận lối suy diễn thiếu căn cứ của mẹ chồng, Nga lên tiếng: “Mẹ mà cứ như thế thì thật là khó có thể sống cùng nhau”. Thấy con dâu cãi lời, bà Nguyên mắng té tát: “À, thì ra anh chị có tiền nên dọa ra ở riêng chứ gì. Được, đi thì đi nhưng đừng có nghĩ sẽ quay về”.
Nga cũng là người khái tính, nghe mẹ chồng nói thế khác nào đuổi cô ra khỏi nhà. Cô đùng đùng sắp quần áo rồi về nhà mẹ đẻ. Cô dằn dỗi với chồng: “Mẹ đã đuổi thì em phải đi, còn anh muốn ở lại với mẹ hay đi với em thì tùy”.

Phải lựa chọn giữa mẹ và vợ thì quả thật đã làm khó cho người làm chồng như Bách. Cũng may bố anh thông cảm nên ông ra mặt giải quyết mọi việc êm xuôi: “Nhân việc này các con hãy ra ngoài sống một thời gian cũng tốt. Bố biết, con dâu thời nay không mấy đứa thích sống với bố mẹ chồng. Còn mẹ con cứ để bố lo liệu ổn thỏa. Tuổi trẻ và tình yêu giống như nguồn năng lượng mặt trời vô tận, con cũng đừng vì một đĩa dầu hao mà bỏ lỡ niềm vui”.
Ngày vợ chồng Nga chuyển ra ở riêng cũng là ngày cô phát hiện ra mình có biểu hiện lạ. Không tin là mình có thai, Nga đã dùng đến 5 que thử nhưng tất thảy đều hiện lên 2 vạch màu hồng.
Biết chuyện, người mừng nhất chính là mẹ chồng cô. Bà ra sức thuyết phục 2 đứa về nhà để bà tiện chăm sóc, nhưng Nga nhất định từ chối. Cô đùa với chồng: “Đây là kết quả của sự liều lĩnh, nếu em mất việc anh phải nuôi mẹ con em suốt đời đấy. Em đang chiếm lợi thế vì con anh đang nằm trong bụng em, nên em thích bắt nạt anh thế nào anh cũng phải chịu”.
Không phải Bách không muốn có con mà vì anh không nỡ ép vợ, giờ chỉ cần Nga đồng ý sinh con, dù có hàng ngàn điều kiện vô lý anh cũng đồng ý hết.
Không ép được con dâu, bà Nguyên đành xuống nước, mỗi ngày bà đều bắt xe ôm mang cháo và đồ ăn riêng đến cho con dâu. Bà bảo: “Mọi việc để đấy mẹ làm, con đừng đụng tay đến việc gì, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Con cố mà ăn để khi bé ra đời còn đủ sữa cho cháu bú, 6 tháng đầu nhất định phải nuôi con bằng sữa mẹ”.
Nga quay sang chồng: “Anh thấy không, mẹ anh đâu có coi em là dâu mà chỉ đơn thuần là con bò sữa của cháu nội bà mà thôi. Em mà xấu xí thì đừng có chê đấy”.
Nhà ngoại cũng thuộc diện “thừa của thiếu con”, nên cháu ngoại vừa chào đời thì đã thuê cho ngay 2 giúp việc, một chuyên chăm em bé còn một thu dọn việc nhà. Nhưng bà Nguyên không tin tưởng vào mấy bà “nhà quê” nên ngày nào cũng đến từ sáng sớm.
Bà yêu cầu quần áo của em bé phải giặt bằng tay, phải dùng nước giặt không được để cặn bám làm ngứa da em bé, khi phơi phải dùng chụp kẻo bụi bặm hay sâu bọ bám vào làm tổn thương bé… Riêng bình sữa, phải do chính tay bà “tiệt trùng”.
Không chịu nổi sự giám sát quá chặt của bà chủ, nên 2 giúp việc lần lượt bỏ về. Nga định thuê người khác nhưng bà gạt đi: “Mẹ còn khỏe, trước đây việc ở bệnh viện khó đến mấy mẹ cũng hoàn thành, nên chăm sóc con cháu, mẹ đảm nhiệm tốt”.
Để tiện chăm sóc con cháu, bà Nguyên chuyển hẳn sang ở với vợ chồng Nga. Mỗi bữa ăn của con dâu cũng đều phải do bà chuẩn bị mới đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cháu bú, mỗi bữa bà đều thay đổi thực đơn cho con dâu khỏi chán miệng.
Nhưng chính sự chăm sóc quá mức của bà Nguyên khiến con dâu ngột ngạt. Đi làm về đến nhà, Nga muốn bế con mà quên chưa rửa tay thì bị bà nhắc: “Trẻ con tất cả còn non nớt, con nên giữ vệ sinh trước khi tiếp xúc với bé”.
Buổi tối, Nga muốn dành trọn vẹn thời gian cho con nhưng đến muộn bà vẫn chưa chịu ngủ. Nga cho con uống sữa bình, cũng phải đợi mẹ chồng kiểm tra xem có nóng lạnh hơn quy định không.
Hôm nào cho con ngủ sớm hơn bình thường nửa tiếng, lập tức mẹ chồng khó chịu: “Trẻ con cần phải có kỷ luật, con đừng tạo cho cháu thói quen xấu và thiếu kỷ luật như thế”.
Nghe quá nhiều chỉ trích, không chịu nổi sự kiểm soát của mẹ chồng, Nga đã cãi lại bà Nguyên: “Cháu là do con sinh ra, con muốn vo tròn hay bóp méo là quyền của con. Con mong mẹ đừng can thiệp”.
Cả đêm đó, bà Nguyên không sao chợp mắt nổi, vì lời con dâu cứ văng vẳng bên tai.
hoa Tuyet đã bình luận
Suong qua hoa khung. Uoc gi toi co mot me chong nhu the!
luyến đã bình luận
đúng là co điều kiện thì cái gì cũng có, ai cũng thích theo ý mình, bây giờ ít ai thích được mẹ chồng chăm