Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Không nên ăn mướp đắng khi có thai hoặc khi cho con bú

Mướp đắng là thực phẩm có tính thanh nhiệt, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…

Thực tế, có nhiều phụ nữ không biết có nên ăn mướp đắng trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú hay không vì mướp đắng được coi vừa là một thực phẩm và loại thuốc dân gian quý giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Không nên ăn mướp đắng khi có thai hoặc khi cho con bú 1
Mướp đắng không phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú

Tuy chúng có vị rất đắng nhưng những quả mướp đắng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và  magiê. Nó cũng được coi là một thực phẩm dồi dào nhất có chứa thiamin, foliate và riboflavin. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.

Do nó có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như vậy nên người ta hay ăn sống mướp đắng để giữ các giá trị dinh dưỡng dễ mất đi nếu gia nhiệt.

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và nó cũng là loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế.

Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

xuanlai - 27/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Cần làm gì để giảm tiểu đêm khi mang thai
  • Cứng bụng dưới khi mang thai do đâu? Cách cải thiện?
  • Chàm da mặt là gì? Cách chữa mau khỏi, đẹp da!
  • 7 Thực phẩm giàu DHA tốt cho bà bầu, mẹ đừng bỏ lỡ
  • List thực phẩm giàu canxi – mẹ bầu nên bổ sung

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình