Người đàn ông 42 tuổi ấy đã lấy cô vợ còn trẻ hơn chị. Cuộc sống của chị lại quay về guồng quay cũ. Thảm hại hơn, chị còn đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp khi công ty đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự do suy thoái kinh tế.
Chị Mai năm nay đã bước sang cái tuổi “đầu ba, đít chơi vơi” mà vẫn miệt mài sự nghiệp “lính phòng không”. Chẳng phải chị xấu xí hay vô công rỗi nghề gì cho cam, vậy mà cô nhân viên kế toán công ty may mặc này vẫn mãi chưa lấy được chồng. Cứ đến mùa cưới, người ta lại thấy chị méo mặt nhận thiệp mời của những cô bạn đồng nghiệp kém mình cả chục tuổi, rồi họ lại thấy chị ngồi chép miệng thở dài: “Vật vờ thế này là nhờ ‘ơn’ của mẹ chị đấy em ạ!”
Chị nhớ lại: “Ngày bé, khi đứa em gái bập bẹ tập nói, nó cứ ‘ba, ba, ba’, thế là mẹ cười mãn nguyện và tự hào mang khoe khắp xóm”. Theo như lời kể của chị, bà cho rằng em gái chị mới bé tí mà đã biết nói giọng miền Nam chứ không gọi là “bố” như ngoài Bắc. Trước cái nhìn ngán ngẩm của hàng xóm láng giềng, mẹ chị vẫn vô tư khen con mình nức nở và khẳng định như đinh đóng cột là con mình chả chóng thì chày sẽ thành “thiên tài xuất chúng”.
Chuyện “con hát mẹ khen hay” thực ra cũng chẳng quá xa lạ, nhưng điều đáng nói là bất cứ lời nói, việc làm nào của mẹ chị cũng liên quan đến tiền, kể cả hạnh phúc của các con cũng phải lấy được chồng nhiều tiền.
Căn nhà mặt phố của gia đình chị luôn đóng cửa im ỉm, bởi mẹ chị cho rằng gia đình mình ở một đẳng cấp khác, không muốn quan hệ xã hội nhiều với hàng xóm. Đến giai đoạn kinh tế khó khăn, bà lại nghỉ hưu nên rảnh rỗi, mẹ chị cũng mở một sạp hàng khô nho nhỏ ngay trong nhà. Tưởng mọi sự sẽ khá khẩm hơn khi bà đon đả tiếp chuyện với khách hàng, nhưng hóa ra bà vẫn chỉ “bán trong nhà” – không bao giờ mở cửa, ai cần gì thì phải gọi mới mở hé cho khách vào mua hàng.
Hai chị em đi học, đạt điểm cao thì mẹ chị tâng bốc lên tận trời xanh “Einstein tái thế”, còn khi điểm thấp mẹ chị cũng vui mừng ra mặt: “Cũng phải biết hạ thấp mình một chút thì mới lấy được thằng chồng giàu, con gái thông minh quá không tốt đâu con ạ”. Và cứ thế, từ khi còn bé, hai chị em chị đã được mẹ “tẩy não” bằng tư tưởng lấy chồng giàu.

Suốt những năm tháng sinh viên, Mai cũng không hay biết đến mùi mối tình đầu vì bị mẹ cấm tiệt với lý do: “Cái bọn sinh viên toàn đứa nghèo, khéo lại vớ phải thằng nhà quê thì cả đời cày ruộng thôi”. Rồi chị cũng ra trường, đi làm và bắt đầu có người ngấp nghé. Thế nhưng, đã hơn 10 năm trôi qua kể từ cái ngày còn lắm kẻ đi về ấy, chị vẫn cô đơn một mình, bởi cứ dẫn anh chàng nào về ra mắt gia đình là y như rằng người đó một đi không trở lại.
Mẹ chị có hàng tá những câu hỏi để biết được khả năng kinh tế của gia đình bạn trai chị, như bố làm gì, mẹ làm gì, làm đến chức vụ nào rồi, nhà bao nhiêu mét vuông, có người thân ở nước ngoài hay không… Chị thì vừa sợ lại vừa được mẹ nhồi nhét tư tưởng giàu sang, phú quý vào đầu, nên một khi mẹ đã chê thì chị cũng thấy chùn bước, thấy tình yêu “chẳng nuôi ấm bụng mình” được. Dần dà, để tránh mất thời gian hỏi han nhiều thứ về các đối tượng của con gái, mẹ chị đã ra một tiêu chuẩn “sàn” cho các chàng trai muốn lấy con mình: phải mua được cho mẹ một cái nhà chung cư.
Thấy con gái mình ngày càng vắng kẻ đón đưa, trong khi thiên hạ ở tuổi đấy đã chồng con sum vầy, mẹ chị chỉ bĩu môi: “Sao phải lo, nhà mình chậm mà chắc, kiếm được rể giàu thì chúng nó lác mắt!”
Giờ đây, chị đang ngồi chép miệng tiếc rẻ và bắt đầu nhận ra thực tế sau một “đám cưới hụt” khi cái tuổi xuân đang dần rời xa mình.
Mới đây, chị được người quen giới thiệu cho một người đàn ông khá giả. Anh là một giám đốc giàu có, hiền lành, vợ mất sớm và đang muốn đi bước nữa. Mặc dù hai bên đã gặp mặt, anh này sẵn sàng mua chung cư làm sính lễ, nhưng sau khi họp gia đình bàn bạc, chị gọi điện ngay cho người mai mối và than thở: “Anh ấy già quá em ạ, có mối nào cũng giàu như thế mà trẻ hơn không?”. Chưa đầy một tháng sau, Người đàn ông 42 tuổi ấy đã lấy cô vợ còn trẻ hơn chị. Cuộc sống của chị lại quay về guồng quay cũ. Thảm hại hơn, chị còn đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp khi công ty đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự do suy thoái kinh tế.
Nhận giấy mời đám cưới của anh giám đốc kia, chị ngỡ ngàng và sực tỉnh cơn mê dài đằng đẵng đã bám riết mình hơn chục năm nay. Nhìn đồng nghiệp chiều chiều tất bật về với chồng, với con chị tự hỏi: “Liệu mình có còn tìm được người tốt để yêu thương? Mà ở cái tuổi này rồi, còn ai chịu đến với mình nữa hay không?”
Những băn khoăn của chị còn chưa có lời giải đáp thì ngoái lại phía sau, cô em gái vừa bước sang tuổi 33 cũng đang ngày ngày cùng mẹ tìm chồng Tây để xuất ngoại “cho thiên hạ chết thèm”.
Bé rùa đã bình luận
Cuoc doi se ko de de tjm cho minh mot ng trj ky xung dang dau chj ah , dk caj nay thj phaj mat kaj kia . Em k phaj dua con bat hjeu hay vo le voj ng be tren nhung em mao muoj len an Me cua chj , me chj ko cho chj wuen va yeu ng ngheo wuan njem do kung k saj vj k ng Me nao muon kon mjnh kho ca nhung chj thu nghj xem lay dk a chong ngheo tuy ty va cs co chat vat kho khan nhung a ta bjt lam vuj long vo thg yeu gd bjt wuan tam luc chj khoe manh kung nhu om dau o ben chj khj chj vuj cung nhu chj dau buon . Hay chj muon lay mot ng tjen bac rung rjnh an sung mac suong nay ruou che maj co bac roj gaj gu chon thanh lau ljeu cs kua chj co thoaj maj co hp hon khong ? Tuong laj va su nghjep la do mjnh nam ju k aj ep buoc dk . Bay jo dua a nao ve me chj kung che baj hoj no van kia den luc qua tuoj roj van juong don goj chjec luc ay moj bjt the thj muon mat roj , e mong chj suy nghj laj va som tjm dk ng tam dau y hop . Voj em k phaj ng jau moj la ng ma ng ngheo cung la ng ma .