Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Mỹ phẩm và chất độc hại trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm đang dần trở thành một thứ khó có thể thiếu trong đời sống hằng ngày đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên dùng mỹ phẩm cũng là điều mà chị em cần quan tâm.

Petrolatum

Petrolatum 1

Là một chất dạng mỡ làm từ dầu hoả. Ngoài việc gây lão hóa da, trong thành phần của nó còn có những chất có thể gây ung thư. Tại Canada, petrolatum bị xếp vào nhóm có nguy cơ gây ung thư, đột biến gen và hủy diệt môi trường.

Quaternium-15

Chất bảo quản này có trong sản phẩm bọt tắm nói chung và sữa tắm cho trẻ. Vấn đề ở chỗ trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

Chì trong son môi

Chì trong son môi 1

Chì là một kim loại độc hại được sử dụng son môi, có thể gây tổn thương não, bệnh thận, đau bụng và nguy cơ ung thư.

Các vi hạt (hạt cực nhỏ – nanoparticle)

Các nhà sản xuất ít khi công bố các hạt này trên mỹ phẩm. Tuy nhiên, chúng lại hay có trong thành phần của phấn kẻ mi, dung dịch dưỡng da, kem chống nắng. Mặc dù các nghiên cứu khẳng định các hạt này chủ yếu có lợi nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng vì chúng có thể lọt thẳng vào máu và gây nguy hiểm.

Para hydroxybenzoic acids

Para hydroxybenzoic acids (parabens) được dùng để chống mốc nhưng chất này chỉ tạm thời làm ức chế các vi khuẩn có trong mỹ phẩm nên dễ dàng đưa vi khuẩn đến cho người dùng. Parabens thường xuất hiện trong các loại lăn nách, kem triệt lông, kem dưỡng da, xịt khử mùi, kem dưỡng thể, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, gel cạo râu. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh parabens là chất gây mất cân bằng nội tiết tố, về lâu dài sẽ làm thay đổi tính nết người sử dụng và còn có thể gây ung thư.

Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate thường được dùng trong các loại hoá mỹ phẩm làm sạch như dầu gội, sữa tắm, dầu tắm bồn, nước rửa chén bát. Nó gần như là thành phần nguy hiểm nhất có chứa trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Một nghiên cứu của Đại học dược Georgia (University of Georgia Medical College) cho thấy Sodium lauryl sulfate (SLS) ngấm vào mắt, não, tim, gan và bị lưu lại rất lâu trong các mô.

Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng khi Sodium Lauryl Sulfate ngấm vào mắt trẻ nhỏ, nó sẽ phát triển trong các mô và chính là tác nhân gây ra bệnh đục thuỷ tinh thể khi đứa trẻ thành người lớn. Sodium Lauryl Sulfate có thể cũng chính là nguyên nhân gây rụng tóc khi chất này tấn công vào các nang tóc. Sodium Lauryl Sulfate được khuyến cáo sử dụng thận trọng do cũng là thành phần có trong dầu tắm bồn vì chất này làm mất đi lớp bảo vệ da và là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiễm độc da.

Phthalates

Phthalates có trong dầu gội, phấn rôm, dầu thơm dùng cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy sự phơi nhiễm chất phthalates sơ sinh đang lan rộng, và sự phơi nhiễm các sản phẩm chăm sóc cá nhân trên da đang tăng cao. Điều này thật đáng ngại, vì phơi nhiễm chất phthalate ở giai đoạn đầu đời có mối liên quan trực tiếp đến sự tập trung hormone bị thay đổi cũng như những chứng dị ứng, chảy nước mũi và bệnh chàm (eczema) tăng cao. Trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn trẻ lớn hơn khác hoặc người lớn vì hệ sinh sản, hệ nội tiết và hệ miễn dịch của chúng vẫn còn đang phát triển.

Sản phẩm gia dụng

Các loại sản phẩm gia dụng và chất tẩy rửa đều có chứa thành phần có thể gây kích ứng, bỏng da hoặc thậm chí gây hại cho hệ hô hấp. Tuy nhiên, hàng ngày, bạn thường phải tiếp xúc nhiều với một số sản phẩm nên tốt nhất, bạn nên đeo găng tay mỗi khi làm các công việc nội trợ như rửa bát, giặt quần áo. Cách khác, bạn cũng có thể sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên để tránh bất kỳ phản ứng có thể xảy ra.

Sunfat

Sunfat 1

Sodium lauryl sulfat (SLS) và sodium laureth sulfat (SLES) là hai sunfat thường có trong các sản phẩm chăm sóc tóc và vệ sinh cơ thể. Nếu bạn nhìn thấy nó trên thành phần của sản phẩm định dùng, tốt nhất bạn không nên mua. Vì những loại sunfat này có thể gây lão hóa sớm và có liên quan đến sự gia tăng của bệnh ung thư.

Isopropyl alcohol

Có trong xà phòng kháng khuẩn và các loại dầu gội đầu, Isopropyl alcohol là một thành phần khá phổ biến. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, Isopropyl alcohol làm giảm đi khả năng tự nhiên chống lại vi khuẩn, virus và nấm mốc của da.

Formaldehyde

Formaldehyde được tìm thấy trong sơn móng tay, dầu gội, sữa tắm. Đây là chất bảo quản mà theo viện an toàn sức khỏe của Mỹ thì nó có thể gây kích ứng da rất nặng và thậm chí là ung thư.

Aceton

Aceton 1

Aceton không chỉ có trong nước tẩy rửa móng mà còn là thành phần của các sản phẩm tẩy tế bào chết, các phương pháp điều trị mụn trứng cá, chất tẩy rửa và dưỡng ẩm. Theo tạp chí Sophyto, aceton có thể gây tổn hại cho não, ung thư và các độc tính khác. Đối với da, aceton làm khô và kích ứng làn da mỏng manh của bạn.

Dầu khoáng chất

– Được tìm thấy trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng.

– Nó còn được biết đến với các dạng: liquidum paraffinum, paraffin oil, paraffin wax.

– Tác dụng nguy hiểm: Dầu khoáng chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.

violet7905 - 31/10/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết làm đẹp , Cách làm đẹp

Bài viết liên quan

  • Phụ nữ bận rộn không bao giờ sợ tăng cân
  • Làm đẹp hoàn hảo bằng muối biển
  • Làm đẹp bằng… bàn chải đánh răng
  • Những điều bạn nên biết khi đắp mặt nạ tự nhiên để chăm sóc da
  • Những cách đơn giản giúp bạn trị quầng thâm ở mắt

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Cách chữa rụng tóc hiệu quả tại nhà

Bài viết nổi bật

Nguyên nhân tiểu đêm ở nữ giới

Nguyên nhân tiểu đêm ở nữ giới

6 bài tập giúp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

6 bài tập giúp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Đau nửa đầu – chữa như nào cho nhanh khỏi?

Đau nửa đầu – chữa như nào cho nhanh khỏi?

Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà dơn giản hiệu quả

Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà dơn giản hiệu quả

Đau đầu uống thuốc gì giảm nhanh, hiệu quả?

Đau đầu uống thuốc gì giảm nhanh, hiệu quả?

Đông y chữa đau đầu – Các bài thuốc hiệu quả nhất!

Đông y chữa đau đầu – Các bài thuốc hiệu quả nhất!

Hướng dẫn cách chữa đau đầu bằng diện chẩn

Hướng dẫn cách chữa đau đầu bằng diện chẩn

Bài viết xem nhiều
  • Mẹo trị mụn thâm đỏ cấp tốc
Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình