Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những thủ phạm góp phần gây ra bệnh bướu cổ

Nhiều người nghĩ rằng bướu cổ là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Tuy nhiên,nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng, có thể tử vong. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ là gì? Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Bướu cổ hay nói chính xác hơn là bướu tuyến giáp là một loại bệnh lý rất hay gặp trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam. Có nhiều loại bướu cổ và cũng có nhiều yếu tố gây ra bệnh như: di truyền, các tác nhân gây nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch… Đặc biệt có một nguyên nhân khác rất hay gặp là do chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Thiếu hay thừa iốt đều nguy hiểm

Nói đến bướu cổ, nguyên nhân hàng đầu liên quan đến chế độ dinh dưỡng chính là tình trạng thiếu hoặc thừa iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu iốt, ngoài việc gây ra bướu cổ còn gây nên tình trạng đần độn ở trẻ em. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều iốt trong khẩu phần ăn trong một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ. Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển… nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng iốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iốt vào muối ăn nữa vì lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các dân chài của Nhật Bản.

Thiếu hay thừa iốt đều nguy hiểm 1
Thiếu hay thừa iốt đều nguy hiểm.

Theo nhiều công trình nghiên cứu của thế giới đã được y văn ghi nhận, trong một số loại thức ăn như khoai mì, hạt kê, các loại rau họ cải như bắp cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ… luôn có tồn tại các tác nhân gây bệnh bướu cổ. Các loại rong tảo biển, mặc dù nằm trong nhóm thực phẩm có iốt nhưng do chứa quá nhiều nên cũng gây nên tình trạng quá tải iốt và cũng làm cho bệnh nhân bị bướu cổ. Ở một số vùng do người dân sử dụng nước ở các mạch nước ngầm có chứa nhiều chất disulfure để uống cũng có thể bị bệnh bướu cổ, do chất disulfure ức chế sự hữu cơ hoá trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và làm tăng thể tích tuyến giáp. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt thiếu vitamin A cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormon tuyến giáp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ.

Tân dược cũng gây bướu cổ

Ngoài thức ăn, một số loại tân dược để chữa các bệnh về rối loạn thể chất như muối lithium, các loại thuốc tim mạch như Cordarone… cũng có thể gây ra bệnh bướu cổ hoặc thúc đẩy bệnh bướu cổ tiến triển nhanh hơn do có chứa nhiều iốt. Người bệnh cũng cần lưu ý, thuốc chữa bướu cổ chỉ có tác dụng làm chậm hoặc ngăn không cho bướu to thêm, ít khả năng làm cho bướu trở về trạng thái cũ. Cùng với thuốc, phải dùng thêm iốt, tránh uống nước có nhiều chất vôi.

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bướu cổ trước tiên vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iốt cho cơ thể. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, nếu một người tiêu thụ iốt trên 1.000mcg/ngày sẽ dẫn đến tình trạng thừa iốt. Đối với thể trạng của người Việt Nam, ngưỡng an toàn cho mỗi người dùng là bổ sung 200mg iốt trong một ngày. Ngoài muối, có thể dùng các loại dầu iốt đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần. Một số thực phẩm như cá, mắm tôm, nước mắm… cũng rất giàu iốt nên có thể bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm này.

Trên nguyên tắc cái gì có hại thì nên tránh. Tuy nhiên trong cuộc sống, không phải lúc nào người ta cũng có thể làm theo ý mình. Ở những tiệc tùng hay đi ăn ngoài, người bệnh rất khó kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào. Vì vậy nếu có thể hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ra bướu cổ bằng những thực phẩm thay thế khác thì tốt. Còn không thì chỉ nên ăn một lượng rất ít và nên nấu chín. Tác dụng gây bướu cổ sẽ bị huỷ diệt phần lớn khi ăn đồ nấu chín. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ lượng vitamin A cần thiết.

Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho… vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axít diglycerobenzoic và axít ferulic, đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm. Bên cạnh ăn uống đúng cách, người bệnh cũng cần tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan. Nếu đã có dấu hiệu bướu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện để xạ trị hay giải phẫu.

trongchung - 31/10/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và sức khỏe , Kiến thức y học , Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Những thực phẩm bạn nên tránh ăn trước khi chạy bộ
  • Đường gây ảnh hưởng tới hoạt động của não
  • Ăn tối muộn không tốt cho sức khỏe
  • Uống nhiều cà phê có thể làm giảm thị lực
  • Ăn sô-cô-la và ca cao giúp giảm triệu chứng ho dai dẳng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình